NCB không 'lựa chọn' cổ đông chiến lược bằng mọi giá

Lam Giang Thứ tư, 24/04/2019 - 09:00

Cùng với xu thế chung trong ngành ngân hàng hiện nay, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn được các định chế tài chính lớn của nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Không nằm ngoài lộ trình này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) cũng đang có những bước đi nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, tạo động lực cho hoạt động của ngân hàng. 

Tuy nhiên, không vì thế mà NCB lựa chọn cổ đông chiến lược bằng mọi giá mà sẽ tìm kiếm để “chọn mặt gửi vàng”.

Giải bài toán “khát vốn” của ngân hàng nội

Có thể nói, trào lưu "tìm vốn ngoại" với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) được các ngân hàng Việt ráo riết thực hiện từ lâu, đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2011. Mở đầu là ba thương vụ năm 2005 giữa ACB - Standard Chartered, Techcombank - HSBC và Sacombank - ANZ.

Được thúc đẩy bởi sự mở rộng của hệ thống tài chính, "miếng bánh" ngân hàng thời điểm đó đã hấp dẫn các đối tác ngoại. Mối quan hệ hợp tác, ngoài lợi ích kinh doanh khi tham gia sâu hơn vào quản trị, còn giúp những đối tác ngoại gián tiếp "khảo sát" hệ thống tài chính Việt Nam, đặt những "viên gạch đầu tiên" để bước vào một thị trường tài chính dù mới mẻ nhưng vẫn còn những phân khúc hấp dẫn.

Tiếp đó, năm 2006, VPBank "kết duyên" với Overseas Chinese Banking Corporation Limited (OCBC). Năm 2007, Eximbank bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui. Rồi sau đó, lần lượt OCB, ABBank, Vietcombank, SeABank, VIB và cuối cùng là VietinBank tìm được những đối tác ngoại ưng ý. 

Có thể nói, hàng nghìn tỷ đồng từ những thương vụ này tiếp thêm nguồn lực cho khối ngân hàng nội, vừa giúp đẩy mức vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng, vừa tạo nguồn lực cho việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

NCB không 'lựa chọn' cổ đông chiến lược bằng mọi giá
Ngân hàng nội luôn thu hút nhà đầu tư ngoại

Theo các chuyên gia, cho đến nay, dòng vốn ngoại vẫn luôn là điều cần thiết với hệ thống ngân hàng - những định chế có quy mô vốn lớn mà việc huy động từ những nhà đầu tư trong nước còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển dịch lên những tiêu chuẩn quản trị cao hơn, như Basel II, đây có thể là một động lực không thể thiếu để giải quyết bài toán "khát vốn" của các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Cho đến thời điểm này, nhiều đối tác ngoại đã chia tay với ngân hàng Việt. Việc chia tay của các cổ đông nước ngoài có thể có nguyên nhân từ việc đầu tư của họ mang tính chiến lược ngắn hạn cho từng giai đoạn. 

Việc đầu tư vào ngân hàng phải mang tính dài hạn và quan trọng hơn hết là nhà đầu tư và ngân hàng mời gọi đầu tư phải có chung tầm nhìn chiến lược cho phát triển lâu dài và ổn định. Khác với sự ồ ạt của cách đây 10 năm, các ngân hàng nội, với quy mô và tầm vóc khác xa giai đoạn trước, đang có nhiều toan tính hơn cho việc chọn lựa. Trong đó, NCB là trường hợp ví dụ điển hình.

Tìm nhà đầu tư chiến lược để “chọn mặt gửi vàng”

Thực tế cho thấy, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam đã tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời khẳng định được tầm vóc, thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế.

Không nằm ngoài các tiêu chí trên, Ban Lãnh đạo NCB xác định, trước khi quyết định tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược của mình, các ngân hàng Việt Nam nói chung và NCB nói riêng đều mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro; Áp dụng công nghệ hiện đại; Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Phát triển sản phẩm các lĩnh vực khác phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Tiến – Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của NCB, “Chúng tôi không lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài làm cổ đông chiến lược bằng mọi giá, bởi việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài không chỉ đạt được mục đích nêu trên trong ngắn hạn, mà phải mang lại lợi ích lâu dài cho hai phía. NCB tìm nhà đầu tư chiến lược dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh của NCB.”

Do vậy, trước khi tìm kiếm và lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, NCB đã xây dựng các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược phù hợp với nhu cầu và đặc điểm thực tế của mình, bao gồm: Tổng tài sản, kinh nghiệm hoạt động quốc tế, xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế,... Lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài là một quá trình khá phức tạp, vừa phải tìm một đối tác phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, vừa phải tuân thủ những quy định luật pháp liên quan đến cổ đông chiến lược, ông Tiến chia sẻ.

NCB không 'lựa chọn' cổ đông chiến lược bằng mọi giá 1
NCB tăng cường hợp tác với đối tác trong và ngoài nước

Về việc lựa chọn cổ đông chiến lược, các bên phải phối hợp như thế nào, hoà hợp văn hoá ra sao, quản trị công ty như thế nào,… để cùng nhìn vào những khía cạnh tích cực của cả hai bên, nhằm đạt được giá trị cộng hưởng tốt nhất. 

Khi lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, không chỉ riêng NCB mà các ngân hàng Việt Nam đều mong muốn được tiếp cận một hệ thống quản trị nội bộ tiên tiến hơn và được cổ đông chiến lược nước ngoài hỗ trợ quản trị nguồn nhân lực, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo hướng hiện đại hơn, quản lý hoạt động ngân hàng mang dáng dấp của ngân hàng hiện đại.

Hơn nữa, tìm một đối tác chiến lược để hỗ trợ NCB phát triển mạnh ngân hàng số (digital banking) là một điều rất quan trọng. Digital banking là xu hướng toàn cầu, NCB không có lựa chọn nào khác hơn là đầu tư và đẩy mạnh loại hình ngân hàng này để đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại của người dân và để hội nhập nhanh vào cộng đồng ngân hàng toàn cầu.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ phát biểu, “Để có sức hút với các định chế tài chính chiến lược kinh doanh cho những năm tới, Ban Lãnh đạo NCB cần nên thực hiện kế hoạch đưa NCB vào nhóm các ngân hàng bậc trung thông qua việc tăng vốn điều lệ và tổng tài sản trong vòng 5 năm tới. 

Không chỉ tìm nhà đầu tư hỗ trợ vốn, mà cần tìm một “partner’, một bạn đồng hành trong việc xây dựng ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng của Việt Nam tiên phong tiến vào thị trường tài chính trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.

Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) mong muốn mở rộng thị phần, tiếp cận các khách hàng mới, đồng thời, tiếp tục đưa sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tác trong và ngoài nước.
Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) mong muốn mở rộng thị phần, tiếp cận các khách hàng mới, đồng thời, tiếp tục đưa sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tác trong và ngoài nước.
Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Ngân hàng Quốc Dân tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh

Nhịp cầu kinh doanh -  6 năm

Ngân hàng Quốc Dân (NCB) mong muốn mở rộng thị phần, tiếp cận các khách hàng mới, đồng thời, tiếp tục đưa sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tác trong và ngoài nước.

Ngân hàng Quốc Dân sắp đổi nhận diện thương hiệu sau 4 năm

Ngân hàng Quốc Dân sắp đổi nhận diện thương hiệu sau 4 năm

Tài chính -  6 năm

NCB quyết định chi gần 100 tỷ để đổi nhận diện thương hiệu nhằm đem lại trải nghiệm mới lạ và thu hút đối tượng khách hàng riêng trong một phân khúc thị trường mới.

Cho vay lĩnh vực ô tô của ngân hàng Quốc Dân tăng mạnh

Cho vay lĩnh vực ô tô của ngân hàng Quốc Dân tăng mạnh

Tài chính -  6 năm

Trong những năm qua, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực ô tô của tập đoàn Gami đã thế chấp hàng trăm lượt xe ô tô tại ngân hàng Quốc Dân (NCB).

Thông tư 03 gỡ 'nút thắt' nâng hạng thị trường chứng khoán

Thông tư 03 gỡ 'nút thắt' nâng hạng thị trường chứng khoán

Tài chính -  3 giờ

Thông tư 03 được ban hành giúp tăng cường quản lý thông tin và chứng từ giao dịch để đảm bảo minh bạch luồng trên thị trường vốn.

Đề xuất cho phép Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất 0% không tài sản đảm bảo

Đề xuất cho phép Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất 0% không tài sản đảm bảo

Tài chính -  4 giờ

Thẩm quyền cho vay đặc biệt với lãi suất 0% một năm không cần tài sản bảo đảm hiện thuộc về Thủ tướng, có thể được chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước.

Doanh nghiệp bất động sản quay lại huy động vốn trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản quay lại huy động vốn trái phiếu

Tài chính -  5 giờ

FiinRatings dự báo nhóm doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng sẽ có kế hoạch phát hành trái phiếu nhiều hơn trong năm nay.

HDBank mở gói vay 20.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay 20.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Tài chính -  1 ngày

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Tài chính -  1 ngày

Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.

TP.HCM muốn 400.000 tài xế công nghệ chuyển sang xe điện, liệu có khả thi?

TP.HCM muốn 400.000 tài xế công nghệ chuyển sang xe điện, liệu có khả thi?

Tiêu điểm -  1 giờ

Việc chuyển đổi sang xe điện theo các chuyên gia cần sự vào cuộc đồng bộ về hạ tầng, chính sách, cũng như những hỗ trợ chi phí mua, thuê lần đầu.

Gozo Express đối đầu DHL, Viettel Post trên thị trường giao nhận quốc tế

Gozo Express đối đầu DHL, Viettel Post trên thị trường giao nhận quốc tế

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ông lớn quốc tế thống lĩnh thị trường giao vận xuyên biên giới, một startup logistics đến từ Việt Nam lại chọn con đường riêng – cạnh tranh bằng mô hình tinh gọn, giá cả phải chăng và một giấc mơ vươn xa.

Nhà máy sữa TH tại Nga: Từ ly sữa thắm tình hữu nghị đến biểu tượng ngoại giao nhân dân

Nhà máy sữa TH tại Nga: Từ ly sữa thắm tình hữu nghị đến biểu tượng ngoại giao nhân dân

Doanh nghiệp -  3 giờ

Hồi sinh hàng chục ngàn hecta đất nông nghiệp từng bị bỏ hoang thành những cánh đồng màu mỡ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chăn nuôi, dự án sữa TH tại Kaluga và các vùng khác của Liên bang Nga đã mang tới nhiều tác động tích cực cho kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân địa phương.

Giải mã điểm đến gây sốt mạng xã hội phía Đông Hà Nội

Giải mã điểm đến gây sốt mạng xã hội phía Đông Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ocean City đang chứng minh sức hút chưa từng có của một điểm đến tại miền Bắc khi trở thành từ khóa thống trị trên mọi nền tảng mạng xã hội. Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh này đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất miền Bắc hiện nay.

Việt Nam và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại đối ứng

Việt Nam và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại đối ứng

Tiêu điểm -  3 giờ

Việt Nam và Mỹ khởi động vòng đàm phán thứ hai về hiệp định thương mại đối ứng, các nhóm vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Bất động sản Cần Giờ tăng nhiệt, Savills cảnh báo rủi ro đầu tư 'ăn xổi'

Bất động sản Cần Giờ tăng nhiệt, Savills cảnh báo rủi ro đầu tư 'ăn xổi'

Bất động sản -  3 giờ

Hạ tầng và siêu cảng đang biến Cần Giờ thành điểm đến mới trên bản đồ đầu tư bất động sản TP.HCM. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo: giá trị thực chỉ đến với những người đủ kiên nhẫn.

Thông tư 03 gỡ 'nút thắt' nâng hạng thị trường chứng khoán

Thông tư 03 gỡ 'nút thắt' nâng hạng thị trường chứng khoán

Tài chính -  3 giờ

Thông tư 03 được ban hành giúp tăng cường quản lý thông tin và chứng từ giao dịch để đảm bảo minh bạch luồng trên thị trường vốn.

Đọc nhiều