Leader talk

'Nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản hàng loạt'

Kim Yến Thứ bảy, 15/02/2020 - 10:05

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu dịch Corona kéo dài và phức tạp, nguy cơ doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Do đó, Nhà nước nên có chính sách thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp.

TS. Giáp Văn Dương cho biết, một số nhà kinh tế cho rằng dịch Corona (COVID-19) lần này sẽ làm giảm 0,4 - 0,7% mức tăng trưởng GDP so với năm trước, tùy theo việc khống chế dịch sẽ xảy ra vào quý I hoặc quý II. Tuy nhiên, hiện không thể nói chính xác ảnh hưởng kinh tế của dịch là bao nhiêu, vì thời điểm khống chế dịch vẫn chưa thể đoán định chính xác vẫn chưa có, và thống kê thiệt hại cũng chưa kịp triển khai. 

TS Giáp Văn Dương: Kịch bản nhẹ nhất cũng ảnh hưởng 0,4-0,5% tăng trưởng GDP
TS. Giáp Văn Dương

Chỉ biết rằng, ảnh hưởng của dịch nCoV lần này, cộng với một số chỉ dấu kinh tế vĩ mô xuất hiện từ năm ngoái, như sự chùng xuống của bất động sản, sẽ góp phần tạo ra một năm 2020 khó khăn hơn năm trước.

Kịch bản nhẹ nhất là Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, khống chế được dịch trong tháng 2 này. Khi đó ảnh hưởng khoảng 0,4-0,5% mức tăng trưởng GDP như một số nhà nghiên cứu dự đoán. Còn kịch bản nặng nhất là dịch kéo dài đến hết quý II và bùng phát trở lại vào cuối năm khi mùa cúm mới bắt đầu, hoặc khi chịu dịch kép, tức lại có thể một loại dịch cúm mới bùng phát trong thời gian tới. Chúng ta chưa ước đoán được mức ảnh hưởng cho kịch bản xấu nhất này", ông Dương nói.

Với ngành giáo dục, theo ông Dương cho biết, dịch viêm phổi Vũ Hán lần này có ảnh hưởng lớn. Cứ nhìn hơn hai chục triệu học sinh sinh viên cả nước phải nghỉ học thêm 2 tuần là đủ hình dung được mức độ thiệt hại của ngành do dịch mang lại. Hiện ngành giáo dục cũng bị động, chỉ có thể lên kế hoạch tuần và chờ đợi diễn biến tiếp theo của dịch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn rất lớn cho ngành giáo dục, đặc biệt là các trường khối tư thục. Với khối này, học sinh nghỉ ở nhà nên nhiều phụ huynh muốn nhà trường hoàn lại học phí, nhưng mọi chi phí lớn như nhân sự, cơ sở vật chất… thì nhà trường vẫn phải chi trả.

Còn về cơ hội? Nếu có, thì đó là cơ hội cho hình thức học trực tuyến đi vào đời sống hơn. Học sinh không thể đến trường, bỗng nhiên việc dạy và học trực tuyến trở thành lựa chọn duy nhất của học sinh và thầy cô. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khó cao, vì cả thầy và trò đều chưa được chuẩn bị cho hình thức học mới mẻ này.

"So với ảnh hưởng của dịch cúm SARS năm 2003, thiệt hại về người tôi dự đoán là ít hơn, vì độc tính của virus Corona thấp hơn virus SARS, thể hiện qua tỷ lệ tử vong thấp hơn. Ngoài ra, Việt Nam đã có kinh nghiệm chống SARS nên việc khống chế dịch lần này khá tốt. Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế có thể lớn hơn, vì lần này, tâm lý lo lắng hoang mang của dân chúng lớn hơn rất nhiều. 

Còn nhớ dịch SARS năm 2003, nhà tôi ở cách tâm dịch chưa đầy 1km, vậy mà chúng tôi vẫn sinh hoạt bình thường. Người lớn vẫn đi làm, trẻ em vẫn đến trường. Lý do có lẽ là vì ngày đó chưa có mạng xã hội, nên các thông tin về dịch không lan tràn phổ biến như bây giờ, nên dân chúng ít hoang mang hơn, các hoạt động kinh tế cũng ít bị đình trệ hơn”. ông Dương chia sẻ.

Đề xuất những biện pháp trước mắt với doanh nghiệp và nhà nước, ông Dương cho rằng, doanh nghiệp trước mắt là thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của Bộ y tế và Chính phủ về phòng chống dịch, triển khai các kế hoạch ứng phó như làm việc trực tuyến nếu có thể, hoặc duy trì sản xuất đồng thời siết chặt an toàn y tế chống dịch giảm thiểu ảnh hưởng của dịch. Một số ngành nghề chịu thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng, giáo dục… thì chẳng còn cách nào khác là giảm thiểu chi phí, đào tạo nội bộ, lên kế hoạch ứng phó trong dịch và bù đắp sau dịch.

Nhà nước phải chuẩn bị nhiều kịch bản, trong đó có kịch bản sớm nhất, nên ưu tiên an toàn y tế cho người dân, chấp nhận hy sinh một phần về kinh tế, tuyệt đối không để bị động trong việc chống dịch, minh bạch thông tin để cả xã hội cùng chung tay chống dịch. Phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế để khống chế dịch. Hành động theo tư vấn và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. 

"Không hoảng sợ nhưng cũng không chủ quan. Với tư cách một công dân, tôi nghĩ định hướng chung là như vậy, còn chi tiết thì các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn sẽ có thẩm quyền hơn để cho ý kiến”, ông Dương nói.

Ở một góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Kim Hạnh, CEO The Yellow Chair Specialty Coffee, đồng sáng lập thương hiệu kim chi Ông Kim’s cho biết, doanh nghiệp đang hoang mang về nguồn nguyên liệu (đặc biệt các doanh nghiệp may mặc, ô tô, thép ... có nguyên liệu, phụ liệu được cung cấp từ Trung Quốc). Tuy nhiên hãng Hyundai - Hàn Quốc dây chuyền sản xuất ô tô bị ngưng trệ nhiều ngày nay vì không có phụ kiện từ Trung Quốc do công nhân bên ấy chưa làm việc, nhưng nay hơn 2 triệu công nhân đã quay vào làm việc sau khi hai nước đưa ra các biện pháp phòng ngừa và phản ứng nhanh tại nhà máy và công sở.

Các doanh nghiệp Việt Nam cùng với Sở Y tế địa phương nên suy nghĩ cách phòng ngừa, tuyên truyền, phản ứng nhanh đưa ra biện pháp tốt nhất cho môi trường và nhanh chóng đưa nhân viên trở lại nơi làm việc như bình thường. Còn doanh nghiệp nào chưa chuẩn bị tư thế thì tạm ngưng chậm lại và tiếp sức với chính quyền cơ sở có thể đưa ra môi trường làm việc an toàn và có kế hoạch phản ứng nhanh , đối phó với dịch một cách bình tĩnh nhất có thể.

Trước mắt, ngành bán lẻ và F&B có giảm sút mạnh do người dân ít gặp gỡ và ăn uống bên ngoài. Tuy nhiên thời gian này có thể tập trung đào tạo nhân viên ứng phó thế nào nếu có đại dịch. Ngay lập tức đẩy mạnh hàng bán mà khách có thể đặt online, ít đi ra ngoài để tiếp xúc, giải thích cách pha chế và uống cafe tại nhà hoặc cơ quan. Tận hưởng thời gian ở nhà, để suy nghĩ cho kế hoạch tương lai.

TS Giáp Văn Dương: Kịch bản nhẹ nhất cũng ảnh hưởng 0,4-0,5% tăng trưởng GDP 1
Nguyễn Thị Kim Hạnh, CEO The Yellow Chair Specialty Coffee, đồng sáng lập thương hiệu kim chi Ông Kim’s

Nếu tình trạng diễn biến kéo dài chắc chắn bị ảnh hưởng nên công ty bà Hạnh thắt chặt quản lý chi phí, tạm thời không chào thêm khách, mà cố gắng đào tạo nội bộ, tập trung vào hoàn thiện kế hoạch chi tiết cho các tháng tới. Cần thiết nữa huấn luyện cho nhân viên góp tay chung sức với cộng đồng trong việc phòng, ngừa, giúp đỡ thiện nguyện nếu có chuyện xảy ra trong tương lai. 

Khi nguồn nguyên liệu và thị trường xuất nhập khẩu bị biến động mạnh, nên thông báo cho đối tác, tìm nguồn thay thế, sản xuất cầm chừng hay bình thường thì chủ doanh nghiệp phải hết sức bình tĩnh mà theo dõi ứng phó của nhu cầu và nguồn cung.

Một số doanh nghiệp nên chuyển hướng tạm thời để cố giữ mọi thứ ở mức bình thường có thể trong sự an toàn và hiểu biết dịch rõ ràng. Ví dụ ngành may có thể may gia công khẩu trang, tìm kiếm các thiết kế giúp người dân phòng chống bệnh, bán hàng online, tìm cách giao hàng tốt nhất... nói chung xoay chuyển nhanh tạm thời theo nhu cầu thị trường, hoặc đón đầu sáng tạo nhanh nhu cầu mới trong ảnh hưởng dịch ít nhất là 3 - 6 tháng hoặc 1 năm. Rồi sau đó lại quay lại ngành chính, guồng máy chính của mình, có khi lại mở rộng thêm ngành mới, sáng tạo rất cần thiết trong lúc này.

Các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp nên phối hợp thông tin, tuyên truyền, xây dựng phương án phòng, ngừa. Phối hợp sở, ban ngành, đào tạo nhân viên kiên cường đồng hành cùng cộng đồng và cũng tạo ra môi trường an toàn để ổn định sản xuất.

"Nhà nước nên có chính sách thiết thực nào để hỗ trợ doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản hàng loạt nếu dịch kéo dài. Nhà nước kết hợp Sở Y tế, hỗ trợ y tế nhanh chóng, có kế hoạch phòng bị nhằm tạo sự chủ động, tin tưởng, an toàn thực sự cho doanh nghiệp có đông nhân viên. Giảm hoặc hoãn thu thuế ngắn hạn nếu cần thiết để đồng cùng doanh nghiệp. Tìm cách hỗ trợ và ban hành các thủ tục hành chính nhanh chóng giúp doanh nghiệp tìm nguồn cung thay thế, trở lại sản xuất trong sự an toàn và hỗ trợ tuyệt đối của nhà nước và các cơ quan chức năng", bà Kim Hạnh khuyến nghị 

Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản

Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản

Leader talk -  4 năm
Nếu tình trạng dịch bệnh này kéo dài thêm thời gian thì kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, thị trường sẽ lũng đoạn.
Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản

Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản

Leader talk -  4 năm
Nếu tình trạng dịch bệnh này kéo dài thêm thời gian thì kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, thị trường sẽ lũng đoạn.
Kịch bản nào vực dậy nền kinh tế Việt Nam sau dịch Corona?

Kịch bản nào vực dậy nền kinh tế Việt Nam sau dịch Corona?

Tiêu điểm -  4 năm

Những ảnh hưởng và một số giải pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp do Covid-19 gây ra vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất.

Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch Corona

Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch Corona

Leader talk -  4 năm

Khủng hoảng kỳ này do dịch Corona có thể sẽ có ảnh hưởng xấu lớn hơn cả khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước xuất phát từ Mỹ.

Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona

Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona

Tiêu điểm -  4 năm

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

9 đề xuất cấp bách của doanh nghiệp với Thủ tướng trong tâm dịch Corona

Leader talk -  4 năm

Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ ASEAN, Phó chủ tịch tập đoàn TTC cho biết, tình hình chung là nếu diễn biến dịch Corona kéo dài sang tháng 3/2020 và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua đường bộ không tăng thì nhiều khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  14 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  16 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  16 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.