Doanh nghiệp
Nếu Grab Việt Nam sử dụng tính năng này, khách nữ sẽ không bao giờ lo bị quấy rối
Đây là chia sẻ của ông Đậu Ngọc Huy, CEO một startup công nghệ có tên Stringee, khi nói về các tính năng của mình.
Ông Huy cho biết, Stringee hiện đang cung cấp ra thị trường một nền tảng (dạng SDK/API) có tính năng Nghe - Gọi, tích hợp được ngay trên ứng dụng bất kì.API này giống như tính năng Video call/Voice call thường thấy của Skype hay Facebook. Với Stringee, doanh nghiệp có thể lựa chọn cuộc gọi thông thường (voice call) hoặc cuộc gọi video (video call), sử dụng trên cả máy tính và điện thoại.
Khi ứng dụng hay trang web của doanh nghiệp tích hợp Stringee, thì lập tức sẽ có những tiện ích giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn, hoặc giúp cho người dùng liên lạc với nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.
CEO Stringee cho biết, API của startup này hỗ trợ chủ yếu 6 loại hình kết nối khác nhau giữa ứng dụng với ứng dụng và giữa ứng dụng với số di động.
Theo ông Huy, doanh nghiệp sử dụng Stringee có thể là bất cứ Nhà cung cấp dịch vụ nào, từ Sàn thương mại điện tử, các Phần mềm, ứng dụng Ngân hàng, ứng dụng Tài chính, Bất động sản, ứng dụng Đặt xe, Giao vận…
Không chỉ vậy, Stringee còn cho phép ẩn thông tin liên lạc của người dùng. Điều này có nghĩa là nếu các ứng dụng gọi xe như Grab, hay các hãng giao vận sử dụng tính năng này, thì người đặt xe hoặc tài xế không còn bị quấy rối vì lộ thông tin cá nhân (bị gọi điện đe dọa, nhắn tin làm phiền, thậm chí đưa số điện thoại lên các trang web đen…) như những hiện tượng gần đây được phản ánh trên báo chí và mạng xã hội.
Với thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm nghiêm túc lên tới 5 năm, nên dù mới ra mắt được 10 tháng, Stringee đã có được sự tin dùng của các thương hiệu lớn như: Viettel, Mobifone, VOV, VNDirect, MISA…
Mỗi ngày, hệ thống của Stringee xử lý hơn 1 triệu phút gọi, với hơn 800.000 người dùng.
Hướng tới thị trường 12 tỷ USD
Ông Đậu Ngọc Huy cho biết, Stringee được startup này ấp ủ từ năm 2012, khi ông và người bạn Nguyễn Bá Luân cùng nhau viết ra phần mềm “BomChat - Gọi điện HD miễn phí”.
Do không đủ ngân sách cho khâu Marketing lên tới hàng trăm tỷ đồng – vốn chỉ phù hợp với các ông lớn như Viber, Whatsapp, Zalo, nên CEO này quyết định bán lại quyền sử dụng mã nguồn phần mềm cho 1 nhà mạng lớn ở Việt Nam. Stringee chuyển hướng từ ứng dụng độc lập sang nghiên cứu module, tích hợp vào ứng dụng của doanh nghiệp.
Theo ông Huy, trên thế giới đã có khá nhiều nhà cung cấp phát triển dịch vụ này, nhưng chủ yếu là cho thị trường Mỹ. Ở Đông Nam Á, duy nhất có nhà cung cấp tên WaveCell năm vừa qua gọi vốn 8 triệu USD, nhưng chủ yếu hướng vào mảng SMS.
Do đó, dư địa dành cho Stringee là rất lớn. Hiện ở Việt Nam chỉ duy nhất Stringee nghiên cứu và phát triển nền tảng này, cung cấp SDK/API tích hợp vào các ứng dụng cho doanh nghiệp.
“Duy nhất không có nghĩa là độc quyền. Mà bản chất Stringee là đơn vị hiếm hoi nhìn ra được nhu cầu của doanh nghiệp. Với mỗi đối tác, Stringee đều giải một bài toán phức tạp. Nhờ đó, chúng tôi có được vị thế trên thị trường”, CEO Đậu Ngọc Huy chia sẻ.
Như ứng dụng Bacsi24 của VOV là một ví dụ. Nếu các ứng dụng tư vấn bác sĩ thông thường sẽ chỉ dừng lại ở mức chẩn đoán qua hình ảnh, tin nhắn. Thì Stringee tích hợp cho họ dịch vụ Video Call, gọi điện có hình ảnh sẽ giúp công tác tư vấn chính xác hơn.
Hay như đối tác MISA – phần mềm kế toán, khách hàng của họ gọi lên tổng đài rất nhiều, bị phụ thuộc vào nhà mạng. Stringee tích hợp tính năng gọi từ ứng dụng đến tổng đài, giúp MISA tiết kiệm được chi phí, giảm bớt sự lệ thuộc vào nhà mạng, đồng thời kiểm soát được chất lượng dịch vụ của mình.
Từ những kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sản phẩm về giao tiếp (communication) với nhiều công nghệ khó (xử lý thoại, video, hệ thống tải lớn cho hàng triệu người dùng); cộng với nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường này (CPaaS - Communications Platform as a Service), Stringee tin tưởng sẽ có nhiều bước đột phá trong năm 2018-2019.
Theo ông Đậu Ngọc Huy, đích đến của Stringee là dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (SEA) trong năm 2019-2020, và chinh phục thị trường toàn cầu – ước tính khoảng 12 tỷ USD vào năm 2020-2022.
Chuyện cấm cửa nhân viên hút thuốc đến văn hóa chỉ nói làm việc không nói làm ăn ở BKAV
Startup có thể kiếm tiền từ các cơ quan công quyền?
Muốn trúng thầu các công trình nhà nước, startup không nhất thiết phải có mối liên hệ thân tình với các quan chức hoặc phải có "tiền dưới gầm bàn".
Startup Bích Ngọc và mục tiêu đưa chè sinh thái Việt Nam ra thế giới
Bé nhỏ nhưng có nghị lực to lớn chính là đánh giá của nhiều người về startup Bích Ngọc. Ước vọng năm mới của cô: sản phẩm Ngọc Trà không chỉ tiếp cận nhiều khách hàng trong nước hơn mà còn có thể xuất khẩu.
291 triệu USD đầu tư vào startup Việt năm 2017
Đã có 92 doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) được nhận đầu tư trong năm 2017, tăng gần gấp đôi năm 2016.
Tập đoàn Lạc Việt cùng 2 nhà đầu tư ngoại chơi lớn tại Bình Định
Tập đoàn Lạc Việt, Quỹ đầu tư Finance Suisse và Palmer Johnson cam kết hợp tác, xúc tiến đầu tư để giúp tỉnh Bình Định trở thành điểm đến du lịch siêu sang trọng.
PV Oil có lãi trở lại nhờ tác động trái chiều từ giá dầu
Tác động trái chiều từ biến động của giá dầu đã giúp PV Oil đảo chiều lợi nhuận, có lãi trở lại sau khi kết quả thua lỗ vào quý IV năm ngoái.
Kinh Bắc sụt giảm 80% lợi nhuận
Kết quả của Kinh Bắc không quá bất ngờ đối với giới đầu tư. Trước đó, công ty chỉ đạt 10% mục tiêu lợi nhuận sau ba quý của năm 2024.
Hòa Phát báo lãi 12.000 tỷ đồng
Mức lợi nhuận của Hòa Phát trong năm 2024 đã tăng 77% so với năm 2023 và vượt 20% chỉ tiêu năm.
Lợi nhuận của Petrolimex sụt giảm bởi biến động tỷ giá
Dù ghi nhận lợi nhuận sụt giảm đáng kể trong quý IV vì tỷ giá dao động mạnh nhưng Petrolimex vẫn vượt kế hoạch chỉ tiêu cả năm 2024.
Khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới
Để trở thành cường quốc du lịch châu Á, Việt Nam cần nhìn xa hơn các con số hiện tại, đầu tư bài bản vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và dám đặt ra những mục tiêu táo bạo.
Pháo hoa rực rỡ chào đón xuân Ất Tỵ
Các trận địa pháo hoa tại Hà Nội đồng loạt khai hoả trong thời khắc giao thừa đón chào năm mới.
Chuyến tàu cuối cùng rời ga Hà Nội trong năm Giáp Thìn
Đoàn tàu xuyên giao thừa từ những giờ phút cuối của năm Giáp Thìn sang năm Ất Tỵ đã khởi hành mang theo những hành khách cuối cùng rời Hà Nội vào Nam.
Phát huy sức mạnh mềm của quốc gia
Thương hiệu quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào cách chúng ta kể câu chuyện của chính mình - một câu chuyện thương hiệu đầy bản sắc, đậm tính nhân văn và hướng tới tương lai bền vững.
Bậc thầy rượu vang
Khả năng phân tích hương vị tinh tế và trí nhớ siêu phàm khiến các sommelier đích thực là những viên ngọc quý hiếm trong ngành rượu vang, đặc biệt là ở Việt Nam.
Tập đoàn Lạc Việt cùng 2 nhà đầu tư ngoại chơi lớn tại Bình Định
Tập đoàn Lạc Việt, Quỹ đầu tư Finance Suisse và Palmer Johnson cam kết hợp tác, xúc tiến đầu tư để giúp tỉnh Bình Định trở thành điểm đến du lịch siêu sang trọng.
Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch quốc gia
Cảng hàng không Gia Bình được bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.