Diễn đàn quản trị
Phó tổng giám đốc KIDO Mã Thanh Danh: Khởi nghiệp tự do có cái giá của nó
Đó là tự mình làm hết tất cả mọi công việc, không còn phòng này, ban nọ hỗ trợ mỗi khi cần. Tay trắng lập nghiệp tuy tự do, nhưng lúc nào cũng cô đơn, lạnh lẽo, bạn có muốn thử?

Các quốc gia trên thế giới đều hình dung startup là tương lai của tăng trưởng, nhưng đây cũng đồng thời là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi theo thống kê trong thời gian gần đây, có tới 90% các startup sẽ biến mất trong khoảng 3 - 5 năm.
Tại Việt Nam, năm 2017 có 126.000 doanh nghiệp được thành lập, nhưng song hành với đó là 60.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đó là chưa kể những công ty được cho là sống "lay lắt" qua ngày.
Tất cả những con số trên cho thấy, khởi nghiệp không phải là cuộc chơi dành cho tất cả mọi người. Hoặc các startup sẽ phải quyết tâm, theo đuổi mục tiêu đến cùng để đạt được thành quả, hoặc sẽ phải chấp nhận mất hết tất cả những gì mà mình đang có.
Xuất thân từ ngành thực phẩm, ông Mã Thanh Danh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO (KDC), chuyên giám sát hoạt động quản lý rủi ro với hơn 10 năm kinh nghiệm trong quản lý chiến lược kinh doanh, tư vấn quản lý thương hiệu, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) đã chỉ ra những rủi ro mà các startup thường gặp phải và cách để ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động xấu.
Theo ông Danh, để gia nhập sân chơi khởi nghiệp, trước hết các nhà sáng lập phải chuẩn bị một tâm thế vững vàng, dám vứt bỏ "cân đai mũ áo" mà hồi xưa đã làm cho các công ty, tập đoàn hàng đầu.
Bởi trước kia, khi thực hiện một chiến dịch, một dự án, luôn có những đội ngũ hùng hậu hỗ trợ chúng ta phía sau. Ví dụ, khi cần người sẽ luôn có phòng nhân sự tuyển dụng giúp. Khi cần một chiến dịch marketing, sẽ có phòng PR, cuảng cáo hỗ trợ, vai trò của chúng ta khi đó chỉ là thực thi chiến dịch.
Thế nhưng, khi bước ra khởi nghiệp, những công việc đó sẽ phải một mình tự làm hết tất cả, cho nên, các kinh nghiệm trước đây hầu như không thể áp dụng lại.
"Tự do có cái giá của nó", ông Danh nói trong chương trình Cà phê khởi nghiệp.
Sau khi đã chuẩn bị tâm thế của một người khởi nghiệp, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng, các nhà sáng lập cần tự biết lượng sức mình, xác định rõ bản thân sẽ làm gì, sẽ kinh doanh trong thị trường nào. Tránh tư duy mới ra khởi nghiệp đã muốn "ôm trọn" thị trường, trong khi năng lực của startup chưa tới.
"Thị trường mấy chục ngàn tỉ cũng chưa chắc dành cho bạn, dù có khảo sát, nghiên cứu nhiều tới đâu. Nếu khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực, trước khi nghĩ tới việc làm chuỗi, cần phải lo tồn trước. Chỉ khi cảm thấy có thị trường ở đó, chúng ta mới làm. Ngoài ra, cũng đừng tham vọng bao quát hết thị trường Việt Nam, bởi chúng ta có tới 64 tỉnh thành, nếu không muốn nói là quá rộng lớn", ông Danh chia sẻ.
Tiếp theo, các startup phải biết khách hàng của mình thực sự là ai? So sánh kĩ thuật có phù hợp với ngành nghề đã chọn không? Bởi trong chuỗi giá trị khởi nghiệp, đôi khi chúng ta không thể làm hết được toàn bộ chuỗi. Mà thực tế, chúng ta chỉ là phân đoạn của một phân đoạn.

Ông Danh dẫn chứng, khi khởi nghiệp làm về công nghệ, các nhà sáng lập đừng hi vọng ra được sản phẩm ngay. Trước mắt, có thể chọn những công việc như outsource (gia công phần mềm), nắm được kĩ thuật, kinh nghiệm, và quan trọng là có dòng tiền ổn định đầu tiên.
Khi bước ra khởi nghiệp, người trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đầu tiên là rủi ro về mặt pháp lí, như hoạt động ICO ở Việt Nam vẫn chưa được công nhận. Nếu cứ cố làm, tới lúc phạm luật, người trẻ không thể đổ lỗi cho "chuyện xui".
Rủi ro thứ hai là về mặt vận hành: Làm sản phẩm, muốn bán được hàng, startup nhất định phải hiểu về sản phẩm. Tiếp theo là quản trị và vận hành, làm không tốt, startup có thể phá sản như chơi.
Rủi ro thứ ba chính là nguồn vốn: Phần lớn người trẻ khi khởi nghiệp đều tay trắng. Cứ cho là startup có ý tưởng hay, sáng tạo, nhưng không trường vốn, thì việc ra đi là điều dễ hiểu. Nên nhớ rằng, mô hình nào cũng có thời kì lên xuống, nếu cần, startup hãy cứ gọi vốn, đóng gói lại mô hình và kêu gọi nhà đầu tư chiến lược.
Tất nhiên, không chỉ các startup, mà ngay cả những tập đoàn lớn cũng phải đối mặt với rủi ro này. Từ những kinh nghiệm "thực chiến" tại Tập đoàn KIDO, ông Danh cho rằng, càng làm lớn, càng lâu năm, doanh nghiệp lại càng phải đối mặt với rủi ro nhiều hơn, và áp lực lúc này sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời điểm mới thành lập.
Tập đoàn KIDO khi bán đi mảng bánh cho Mondelez đã từng chịu nhiều rủi ro, cũng như áp lực về vấn đề dòng tiền từ phía cổ đông. Bởi mảng bánh luôn được xem là lĩnh vực lõi của tập đoàn.
Bỏ đi lĩnh vực cho dòng tiền ổn định nhất, lời giải của tập đoàn là trước khi rút chân khỏi ngành đó, KIDO đã chuẩn bị sẵn sàng đi vào ngành lớn hơn. Cụ thể là ngành dầu ăn với quy mô hơn 3 tỷ USD. Trong ngành này, ông Danh cảm nhận, rủi ro sẽ ít hơn, vì nhà ai, ngày nào cũng phải dùng tới dầu ăn.
Thực tế là dòng tiền của Tập đoàn KIDO sau này đã được bù đắp đáng kể. Song song với đó, KIDO còn đẩy nhanh tốc độ bù đắp dòng tiền bằng hoạt động mua bán sáp nhập. KIDO thâu tóm Vocarimex, Dầu Tường An - dựa trên những kênh phân phối có sẵn để bán ra sản phẩm và có doanh số trong thời gian ngắn.
"Các tập đoàn ngay cả khi đã lớn cũng vẫn khởi nghiệp, đó là việc họ bỏ ngành cũ, bước chân vào ngành mới. Ở đây quy mô không quan trọng, quan trọng là chúng ta phải chuẩn bị mọi đường đi nước bước thật kĩ càng. Nếu thất bại trong việc chuẩn bị, thì chúng ta sẽ thất bại trong việc khởi nghiệp", ông Danh nhấn mạnh.
Người trẻ khởi nghiệp thường vấp ngã vì không trả lời được câu hỏi này
Lợi nhuận khiêm tốn của bánh kẹo Kinh Đô sau khi về tay Mondelez
Khoản doanh thu tài chính lên tới 348 tỷ đồng, gấp đôi so với lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh chính là bán bánh kẹo của Kinh Đô Mondelez trong năm ngoái.
Tập đoàn Kido cung cấp 250 tỷ đồng cho công ty chứng khoán của ông Trần Lệ Nguyên
Công ty chứng khoán Rồng Việt do ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc Kido sở hữu 35% vốn điều lệ đã nhận vốn từ Kido để thúc đẩy hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán từ năm 2017.
TTC hợp tác với KIDO để cạnh tranh với đường nhập khẩu giá rẻ
TTC ký kết hợp tác chiến lược cùng Tập đoàn KIDO là động thái tích cực của ngành đường TTC, cạnh tranh với đường nhập khẩu giá rẻ của Thái Lan, Indonesia...
Vocarimex chính thức là công ty con của tập đoàn KIDO
Kido đang trở thành tập đoàn đầu tư lớn vào thị trường dầu ăn trị giá hơn 1 tỷ USD thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều công ty dầu ăn lớn.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.