Tiêu điểm
Việt Nam cần cẩn trọng trước làn sóng đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2019 với tổng số vốn 723,2 triệu USD.

Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2019 của VEPR mới công bố cho thấy, tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 7,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng vốn đăng ký mới đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 80,1%. Vốn bổ sung cũng tăng 1,3 tỷ USD.
Trong quý I có tới 785 dự án cấp mới, trong đó ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo vẫn là nơi thu hút FDI lớn nhất với vốn chiếm tới 75,3%, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Một số dự án lớn trong quý I/2019 bao gồm dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hong Kong) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage với giá trị 3,85 tỷ USD, dự án do Goertek (Hong Kong) đầu tư tại Bắc Ninh vào nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện với tổng vốn 260 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án Vinhtex tổng vốn đăng ký 200 triệu USD của Royal Pagoda Privte Limited (Singapore) với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.
Xét về đối tác, trong quý 1/2019, Trung Quốc vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2019 với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Các vị trí tiếp theo thuộc về Singapore với 690,8 triệu USD, Hàn Quốc 547,3 triệu USD, Hong Kong 456,4 triệu USD.
Sự vươn lên của FDI từ Trung Quốc được đánh giá là đã phần nào hiện thực hoá các dự báo của nhiều chuyên gia trong thời gian vừa qua về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đón đầu hiệp định CPTPP.
Là một quốc gia láng giềng, Trung Quốc giờ đây không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất mà còn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2019. PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR cho rằng điều này sẽ có những tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam.

Theo đó, vai trò FDI của Trung Quốc đối với Việt Nam bên cạnh những tích cực đem lại về nguồn vốn, tạo việc làm và đóng góp cho tăng trưởng thì việc đầu tư ồ ạt từ quốc gia láng giềng cũng có thể kéo theo nhiều rủi ro.
Ông Anh nhận định, không chỉ các doanh nghiệp Việt mà các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay cũng một phần nhằm tận dụng những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trên thế giới.
Khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế, yêu cầu xuất xứ hàng hoá, sản phẩm là rất cao. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất như dệt may, sẽ gây sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt.
“Nếu các doanh nghiệp Việt không làm tốt, không cạnh tranh tốt thì những lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do có thể sẽ bị rơi vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc”, ông Anh cho biết.
Một rủi ro khác là vấn đề môi trường. Ông Anh lý giải, tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam khá thấp so với các nước khác trên thế giới, chính vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sẽ có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề. Thực tế đã chứng minh điều đó.
Ngoài ra, cần cẩn trọng với thực trạng các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam thường mang theo máy móc, nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc có thể sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác nhưng lại nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Nếu không kiểm soát tốt, các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên vật liệu, hàng hoá vi phạm cam kết của Việt Nam đối với xuất xứ sản phẩm trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia”, ông Anh cảnh báo.
Ngoài ra, vấn đề về lao động từ Trung Quốc vào Việt Nam, theo chuyên gia của VEPR, cũng cần được kiểm soát tốt hơn.
Vị chuyên gia đến từ VEPR cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khoá hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất trong 10 năm qua
Việt Nam là địa điểm đầu tư điện than hàng đầu của Trung Quốc
Việt Nam xếp thứ hai về công suất điện than được tài trợ từ Trung Quốc và xếp thứ tư về tổng giá trị với 3,6 tỷ USD.
‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’
Các chuyên gia nhận định, nếu khoảng 5 đến 10 năm trước, Việt Nam nghiêm túc hơn trong cải thiện chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn của các nước khó tính nhất thì những hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc ngày hôm nay không thể làm khó các doanh nghiệp Việt. Bài học này vẫn có thể áp dụng được trong thời gian tới.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước cơ hội lớn, hiếm hoi của xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam buộc phải cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nếu không muốn đánh mất cơ hội.
AmCham bật mí cách thức Việt Nam tận dụng triệt để chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) nhấn mạnh, để tận dụng triệt để cơ hội từ căng thẳng thương mại, Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.