Leader talk

Ngành gỗ Việt Nam cần 'tỉnh táo' trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh Thứ hai, 04/03/2019 - 09:53

Cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là có nhưng không lớn như nhiều người tưởng, cơ hội đó có thể đi kèm với rủi ro do các hành vi "lẩn tránh" gây ra, đòi hỏi cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải hết sức chú ý.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khuyến nghị, các doanh nghiệp trong ngành gỗ Việt Nam cần tránh tiếp tay cho các hành vi lẩn tránh mức thuế nhập khẩu vào Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ gây ảnh hưởng có thể là không nhỏ nhưng đó mới chỉ là một phần trong những biến chuyển về kinh tế, thương mại trong thời gian tới.

Cơ hội có đủ lớn?

Kể từ khi bắt đầu vào tháng 7/2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã leo thang rất nhanh và đến nay hai bên đã hạ nhiệt tiến tới thương lượng. Lúc đầu, số mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế chỉ là 818 mặt hàng trị giá khoảng 34 tỷ USD, mức thuế 25%, sau tăng lên 50 tỷ USD với cùng mức thuế 25%.

Tuy nhiên, chưa có sản phẩm gỗ nào bị đánh thuế trong số 50 tỷ USD này. Đến tháng 9/2018, Mỹ quyết định đánh thuế bổ sung vào 200 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc, mức thuế là 10%, dự kiến sẽ tăng lên 25% nếu Trung Quốc và Mỹ không đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột. Gói 200 tỷ USD sau này đã bao gồm một số sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Trung Quốc.

Một số chuyên gia nhận định đây sẽ là cơ hội cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bởi đơn hàng sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, thậm chí đầu tư vào chế biến gỗ cũng sẽ có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam. Họ nói không sai bởi trong thương mại quốc tế, chênh lệch thuế 10% là đủ lớn để cân nhắc việc dịch chuyển đơn hàng đối với các mặt hàng có biên lợi nhuận thấp. Nếu chênh lệch thuế lên đến 25%, sẽ diễn ra sự dịch chuyển đơn hàng ở cấp độ lớn, kể cả đối với các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, thậm chí là xem xét dịch chuyển đầu tư.

Vấn đề là xu hướng đó có thực sự lớn và bền vững hay không và nếu nó xảy ra, Việt Nam nên đón nhận nó như thế nào?

Độ lớn và độ bền vững của xu hướng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: Một là mức thuế mà Mỹ đánh vào sản phẩm của Trung Quốc. Hai là, mường tượng của các chuỗi cung ứng về thời gian kéo dài căng thẳng. Nếu mức thuế chỉ là 10%, sự dịch chuyển đơn hàng và dịch chuyển đầu tư nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra ở những mặt hàng có biên lợi nhuận thấp như các loại ván dán, ván dăm. Nếu mức thuế là 25%, sự dịch chuyển sẽ diễn ra ở diện rộng hơn, bao gồm cả những mặt hàng có biên lợi nhuận cao hơn như đồ gỗ nội thất.

Nếu chuỗi cung ứng có lý do để tin rằng cuộc chiến sẽ còn kéo dài thì kể cả với mức thuế 10%, họ sẽ cân nhắc rất nghiêm túc về việc dịch chuyển đơn hàng và dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và trong trường hợp đó Việt Nam sẽ là một trong những nước được hưởng lợi bởi dù sao chúng ta cũng là nước xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ 5 thế giới.

Doanh nghiệp bản địa cần tránh tiếp tay

Tuy nhiên, một khi mức thuế vẫn được giữ ở mức 10% và Mỹ - Trung đã thống nhất không leo thang trong thời gian 90 ngày kể từ 1/1/2019, chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục chờ đợi. Dịch chuyển đơn hàng có thể vẫn diễn ra nhưng quy mô sẽ không đủ lớn để có thể gọi là "xu hướng". 

Cho tới giờ này, vẫn chưa có gì là chắc chắn cả; khả năng Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận vẫn tồn tại và không hề nhỏ bởi suy cho cùng, căng thẳng thương mại không có lợi cho cả hai. Vì vậy, có lẽ vẫn còn quá sớm để coi xung đột thương mại Mỹ - Trung là "cơ hội lớn" cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.

Một yếu tố nữa rất cần được lưu ý là nếu sự dịch chuyển đơn hàng và dịch chuyển đầu tư chỉ diễn ra với ý đồ lợi dụng Việt Nam để "lẩn tránh" mức thuế nhập khẩu vào Mỹ thì sớm muộn ngành gỗ Việt Nam cũng khó tránh khỏi "vạ lây" bởi Mỹ sẽ không ngại ngần áp một mức thuế "chống lẩn tránh" lên toàn bộ đồ gỗ xuất khẩu từ Việt Nam. 

Trên thực tế, Hải quan Mỹ đã khởi xướng điều tra một vụ việc "lẩn tránh" như vậy đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu ván dán từ Việt Nam. Bộ Công Thương đang theo dõi sát vụ việc và cũng sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để xem có sự giả mạo xuất xứ Việt Nam và lẩn tránh mức thuế trên thị trường Mỹ hay không?

Tóm lại, cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam là có nhưng không lớn như ta tưởng. Đồng thời, cơ hội đó có thể đi kèm với rủi ro do các hành vi "lẩn tránh" gây ra, đòi hỏi cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải hết sức chú ý. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Hải quan và các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp chống lại hành vi "lẩn tránh" này. 

Về phía doanh nghiệp, chúng tôi kêu gọi không tiếp tay cho các hành vi "lẩn tránh", đồng thời tăng cường quan sát, theo dõi thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có sự bất thường, tránh để ngành gỗ Việt Nam, thay vì nắm bắt được cơ hội, lại trở thành nạn nhân trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Nếu sự dịch chuyển đơn hàng và dịch chuyển đầu tư diễn ra với ý đồ lợi dụng Việt Nam để "lẩn tránh" mức thuế nhập khẩu vào Mỹ thì sớm muộn ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ bị "vạ lây".

Các FTA và tương lai ngành chế biến gỗ Việt Nam

Các FTA và tương lai ngành chế biến gỗ Việt Nam

Leader talk -  5 năm
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu nếu đồng thời được thực thi trong năm 2019 sẽ tác động lớn tới ngành gỗ Việt Nam.
Các FTA và tương lai ngành chế biến gỗ Việt Nam

Các FTA và tương lai ngành chế biến gỗ Việt Nam

Leader talk -  5 năm
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu nếu đồng thời được thực thi trong năm 2019 sẽ tác động lớn tới ngành gỗ Việt Nam.
Thị trường gỗ Hoa Kỳ luôn rộng mở đối với Việt Nam

Thị trường gỗ Hoa Kỳ luôn rộng mở đối với Việt Nam

Leader talk -  5 năm

Để duy trì tính cạnh tranh, đã đến lúc ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải chuyển đổi và nâng cao chuỗi giá trị, thông qua sự định hướng bền vững.

Việt Nam phải làm gì để trở thành 'chợ đầu mối' nguyên liệu và gỗ nội thất ?

Việt Nam phải làm gì để trở thành 'chợ đầu mối' nguyên liệu và gỗ nội thất ?

Leader talk -  5 năm

Nếu thành công trong việc xây dựng Việt Nam thành một trung tâm đồ gỗ nội thất thế giới, ngành chế biến gỗ sẽ có nền tảng phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Từ đó, tự tin dự phần vào con số 450 tỷ USD giá trị thương mại của thị trường đồ gỗ nội thất toàn cầu.

Đâu là bí kíp để ngành gỗ Việt Nam hoàn thành giấc mơ á quân thế giới?

Đâu là bí kíp để ngành gỗ Việt Nam hoàn thành giấc mơ á quân thế giới?

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, mục tiêu trong 6 năm nữa sẽ chiếm ngôi á quân thế giới với doanh thu xuất khẩu 20 tỷ USD của ngành gỗ nội thất Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP

Tiêu điểm -  6 năm

Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  7 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều