Khởi nghiệp
Đã đến lúc các startup cần thay đổi thói quen 'đốt tiền'
Một Uber và một Wework đã là quá đủ, sắp tới người ta sẽ quay trở lại với những Facebook, Google… đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng không cần đốt quá nhiều tiền.
Nếu như 2018 là năm "hoàng kim" của giới startup trong và ngoài nước, khi các quỹ đầu tư đua nhau rót tiền vào hàng loạt những cái tên đình đám, đánh cược vào cuộc chơi mà người thắng sẽ có tất cả, thì 2019 chắc hẳn cũng là một năm đáng nhớ không kém với những sự kiện nổi bật: Uber IPO vào hồi tháng 5/2019 với định giá ngất ngưởng (76,5 tỷ USD), Elizabeth Holmes cuối cùng cũng bị kết án, Masayoshi Son - nhà đầu tư vĩ đại nhất thời đại đã phải thừa nhận sai lầm trong cú ngã ngựa Wework, cùng hàng loạt các vụ rửa tiền đình đám thông qua các quỹ đầu tư…
Tại Việt Nam, chúng ta cũng phải đón nhận những tin tức không mấy vui vẻ vào dịp cuối năm, như: Adayroi đóng cửa, một startup gọi vốn tới vòng series D vẫn phải cắt giảm lượng lớn nhân sự, một số cái tên đã từng rất "hot" chấp nhận vòng gọi vốn sau thấp hơn vòng trước. Không ai lấy làm vui vẻ, nhưng đã đến lúc chúng ta cần nghĩ nghiêm túc về việc: đừng đốt tiền thêm nữa.
Khái niệm "đốt tiền" chủ yếu dùng cho giới quỹ đầu tư và startup, bắt nguồn từ Silicon Valley những năm 1970 để chỉ lượng tiền "đốt" hàng tháng của startup. Sở dĩ gọi là đốt vì bao giờ mức chi tiêu này cũng cao hơn doanh thu thu về, có khi lên đến cả chục lần.
Điều đó đồng nghĩa với việc: tiền chúng ta kiếm ra chưa đủ nuôi mình, đành đi "mượn" người khác tiêu tạm, và ở đây startup mượn các quỹ đầu tư thông qua các đợt gọi vốn.
Sẽ chằng phải vấn đề quá to tát nếu đó chỉ là mượn tạm và startup có thể đạt điểm hòa vốn trong thời gian ngắn và sau đó phát triển nhanh chóng, đem về khoản lợi nhuận lớn, lúc ấy các quỹ đầu tư sẽ thu lợi ddwwojc nhiều lần, nhưng 99,99% các startup chẳng bao giờ tính được đúng điểm hòa vốn.
Từ những lần ngã ngựa của nhiều gã khổng lồ (Uber, Wework…), giờ đây nhà đầu tư không còn quá mặn mà với các chỉ số (GMV, số lượng users, merchants…). Họ rồi sẽ chỉ quan tâm doanh thu của startup là bao nhiêu? Lợi nhuận bao nhiêu %? Một tháng có phải bỏ ra nhiều tiền hay không, tiêu hết chỗ tiền gọi vốn lần này thì ra được gì, không gọi thêm được vòng nữa thì startup có phá sản không?
Vậy nên trong lúc chẳng có gì chắc chắn về điểm hòa vốn, hãy hạ tốc độ "đốt tiền" xuống thấp nhất có thể, và cách tốt nhất để làm việc này là hạ chỉ số CAC (chi phí để có thêm một khách hàng mới).

Đừng bắt chước những "ông lớn" trong làng E-commerce, Fintech… đốt tiền. Cuộc chơi của các ông lớn là phải đốt, và thực chất đó là cuộc chơi của các quỹ lớn đằng sau, họ bỏ vào cả trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD, đâu có lựa chọn khác ngoài đi tiếp, dừng lại là mất tiền, đồng nghĩa với việc chấp nhận thua cuộc, và chẳng có mấy quỹ lớn sẵn sàng hạ lòng tự trọng.
Ngay cả với Softbank, dù thừa nhận sai lầm với Wework, nhưng họ cũng không thể buông xuôi. Mặc dù vậy chúng ta đều biết rằng tất cả những trường hợp trên, một khi nhà đầu tư ngừng rót tiền… công ty lớn mấy cũng chết.
Vậy là mạng sống của chúng ta, nhưng chính ta không quyết định được. Vậy nên khi startup, bạn phải nghĩ đến việc làm thế nào có những đồng tiền đầu tiên, những đồng tiền tiếp theo, làm thế nào để tự mình nuôi được mình trước.
Trong những năm tới đây, sẽ có sự dịch chuyển đáng kể về khẩu vị của các quỹ, phần lớn sẽ không còn quá mặn mà với những con số "bề nổi". Họ sẽ thực tế hơn rất nhiều, sẽ quan tâm đến doanh thu, CAC, retention rate, DAU/MAU… Bởi họ không muốn bạn "đốt tiền" một cách vô tội vạ.
Ngày tôi đi phỏng vấn vào một startup, nhà sáng lập thằng thắn nói rằng anh không muốn gọi vốn, và cũng không để sự sống còn của công ty phụ thuộc vào điều đó. Trong suốt mấy năm qua, startup này luôn cố gắng đi trên đôi chân của chính mình, có gọi vốn xong cũng để trong ngân hàng, không cần động đến, vì lúc ấy dòng tiền đã dương.
Tôi cũng gặp một người anh khác rất giỏi và đã xây dựng công ty trở thành tay chơi số 1 trên thị trường với cùng quan điểm: startup phải tự nuôi sống mình đã, sống được rồi mọi thứ sẽ đến. Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của việc gọi vốn, nhưng chúng ta cần tránh tối đa tư duy đốt tiền: đốt tiền để có thêm khách hàng, đốt tiền để chiếm lấy thị trường, đốt tiền để…. giành lấy tăng trưởng.
Một Uber và một Wework đã là quá đủ, sắp tới người ta sẽ quay trở lại với những Facebook, Google… đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng không cần đốt quá nhiều tiền.
Nextrans là một đơn vị tư vấn tài chính và đầu tư khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ phát triển các startup thực hiện được tầm nhìn của mình tại thị trường Hàn Quốc, Việt Nam và Mỹ trong suốt 15 năm qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Nextrans đã hộ trợ trên 50 công ty kêu gọi thành công 400 triệu USD từ những quỹ như Bon Angels, Access Ventures, Futureplay, GSShop, KB Investment, LineVentures and Naver,…
Nextrans đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2014, và đã đầu tư vào 10 startup sau khi đánh giá 600 hồ sơ. Một số cái tên trong danh mục đầu tư của Nextrans là Leflair, Ecotruck, Base.vn, Ecomobi,…
Tận dụng dữ liệu hiệu quả trong kỉ nguyên 4.0
Startup Việt khát người tài
Theo điều tra của Navigos, gần một nửa doanh nghiệp startup cho rằng, yếu tố lương là trở ngại lớn nhất khi tuyển dụng nhân sự. Ngân sách lương hạn chế khiến họ không thu hút được ứng viên phù hợp, đặc biệt là những ứng viên giỏi.
Cuộc hôn nhân giữa nhà đầu tư và startup
"Chọn nhà đầu tư giống như chọn bạn đời" - Mối quan hệ phức tạp giữa nhà đầu tư và startup đòi hỏi cả lý trí và tình cảm, không phải tự nhiên người ta ví von rằng mối quan hệ này giống như mối quan hệ hôn nhân bởi nó cần được xây dựng trên nền tảng của niềm tin và sự trung thực.
Startup liệu có thể tăng trưởng khi không có lợi thế cạnh tranh đặc biệt?
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, người ta nhắc nhiều đến cụm từ "startup", "mô hình startup", các "công ty khởi nghiệp". Có thể nói, đây là thời điểm vàng để khởi nghiệp và hình dung về một Silicon Valley thứ 2 tại Việt nam không chỉ còn là giấc mơ xa vời.
Bà Lê Diệp Kiều Trang lập quỹ đầu tư startup sau khi rời Go-Viet
Quỹ đầu tư Alabaster của bà Trang và chồng đã đầu tư vào hơn 25 công ty công nghệ trên thế giới. Gần đây nhất là 2 startup Việt sử dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh y tế.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.