Hành trang vượt bão của bà chủ Ba Huân

Đặng Hoa Chủ nhật, 03/10/2021 - 09:08

Lấy vấp ngã làm hành trang, không ngừng học hỏi và đổi mới, luôn giữ tinh thần lạc quan và triết lý kinh doanh từ tâm… là những yếu tố giúp bà Phạm Thị Huân, nhà sáng lập công ty Ba Huân gây dựng và phát triển công ty bền vững suốt gần nửa thế kỷ qua.

Bà Phạm Thị Huân, nhà sáng lập công ty Ba Huân

Những cú sốc lớn

Lớn lên trong một gia đình làm nông với nhiều khó khăn, nhà sáng lập của công ty Ba Huân đã bắt đầu hành trình “khởi nghiệp” từ tuổi 16 với một gánh trứng mẹ giao để lập nghiệp nuôi em. Tự nhận trình độ của mình có giới hạn, không làm được những nghề “sang” nên bà Phạm Thị Huân lựa chọn gắn bó với những “hột gà, hột vịt” đậm chất nông dân thay vì “hột xoàn” như nhiều nữ doanh nhân khác mà bà từng gặp gỡ.

Để gây dựng được một doanh nghiệp thành công sau hơn 50 năm là cả một sự cần mẫn trên con đường đầy chông gai và những cú sốc được bà Huân chọn làm hành trang để vượt qua mọi khủng hoảng.

Buôn trứng, bán trứng phải chắt chiu và cần mẫn nhưng dịch cúm gia cầm xảy ra năm 2003 đã khiến cho Ba Huân mất trắng hơn 6 tỷ đồng – một con số rất lớn vào thời điểm đó.

“Có lúc tôi đã nghĩ phải bỏ ngành trứng nhưng nhìn bà con nông dân tôi không bỏ nghề được”, bà Huân chia sẻ.

Đối mặt với cú sốc lớn, nhà sáng lập Ba Huân lựa chọn bình tĩnh để tính toán, tìm phương hướng dẫn dắt công ty vượt qua khó khăn.

“Năm 2003, đi tới đâu ai cũng đánh giá tôi là người thất bại nhưng tôi xác định phải suy nghĩ lại, người ta càng nói vậy mình càng phải cố gắng. Nếu đầu hàng lúc đó, đâu có Ba Huân của ngày hôm nay”, bà Huân nói trong Talkshow Nguy cơ do S-World tổ chức.

Năm 2003, đi tới đâu ai cũng đánh giá tôi là người thất bại nhưng tôi xác định phải suy nghĩ lại, người ta càng nói vậy mình càng phải cố gắng. Nếu đầu hàng lúc đó, đâu có Ba Huân của ngày hôm nay.

Bà Phạm Thị Huân

Nhà sáng lập Ba Huân

Những kinh nghiệm từ cú sốc năm 2003 được nhà sáng lập Ba Huân coi là hành trang để đối mặt với những biến cố xảy ra trong suốt hai năm diễn ra đại dịch Covid-19. 

Đợt Covid-19 thứ nhất với nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn không bỏ Ba Huân nhờ vào chính sách giảm giá bán và thương hiệu đã gây dựng trong nhiều năm.

Đến đợt dịch thứ tư, doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề chuỗi cung ứng và sản xuất 3 tại chỗ, cùng với đó là nỗ lực cam kết bình ổn giá.

Đối với việc kinh doanh, nhiều khi sản lượng bán ra thấp nhưng cũng có những lúc cao điểm như ngay trước ngày 23/8 (TP. HCM thực hiện ‘ai ở đâu yên đó’), xe xếp hàng dài tới nửa cây số để nhận hàng, các nhà máy của Ba Huân phải chạy hết công suất. Gà cũng chỉ đẻ mỗi ngày một quả trứng nên Ba Huân cố gắng phân phối, điều tiết để đảm bảo làm hài lòng tất cả khách hàng.

Là ngành sản xuất sản phẩm thiết yếu nên được mở cửa nhưng Ba Huân lại gặp khó khi đối tác sản xuất bao bì từ chối sản xuất do không phải là ngành thiết yếu, duy trì sản xuất 3 tại chỗ lại tốn kém. Những lúc như vậy, bà Huân phải gọi điện, năn nỉ họ sản xuất và thậm chí phải nhờ các hiệp hội can thiệp để giúp bà cùng TP. HCM thực hiện bình ổn giá. Bà Huân cho biết, đó là một nỗ lực rất lớn.

“Dịch thì mình phải ở nhà nhưng tất cả tâm của mình, trí của mình đều ở nơi sản xuất. Điện thoại hai máy sử dụng liên tục để cho chuỗi cung ứng của công ty không đứt gãy”, bà Huân chia sẻ.

Các trang trại và nhà máy chế biến thực phẩm của Ba Huân đa phần nằm ở vùng dịch nên gặp nhiều khó khăn. Bà Huân xác định không thể buông xuôi mà phải tìm cách duy trì sản xuất, động viên người lao động thực hiện 3 tại chỗ với các phương án đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong nhà máy.

Nhiều khi một số người lao động phải rời nhà máy vì lý do gia đình, ban lãnh đạo Ba Huân động viên tinh thần những người ở lại để họ sẵn sàng gánh vác công việc cho những người có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thay phiên thực hiện ba tại chỗ để đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho người lao động.

Hành trang vượt bão của bà chủ Ba Huân 1
Bà Phạm Thị Huân đã xây dựng thương hiệu “Ba Huân” trong ngành nông nghiệp gần nửa thế kỷ.

Cho đi sẽ nhận lại

Trong khi nhiều công ty buộc phải tăng giá trứng vì chi phí gia tăng do ảnh hưởng của đại dịch, Ba Huân vẫn đảm bảo cam kết với TP. HCM trong việc bình ổn giá. Sở Công thương TP. HCM từng hai lần cho phép công ty tăng giá trứng nhưng bà Huân từ chối với lý do “dân nghèo mới xài nhiều trứng nên tôi để giá bình ổn để hỗ trợ họ”.

“Tôi thấy nhiều doanh nghiệp bỏ hàng tỷ đồng mua vaccine, khẩu trang hỗ trợ cộng đồng còn doanh nghiệp ngành nông nghiệp như tôi góp bằng công sức và giá trứng. Giảm 2 nghìn đồng/hộp trứng, bán ra trên 1 triệu hộp thì mỗi ngày tôi cũng giảm 200 triệu đồng. Số tiền đó tôi tích luỹ từ từ đến nay cũng được 6-7 tỷ đồng”, bà Huân cho biết.

Bà cho biết, khi nhiều đơn vị trên thị trường bán giá 40 nghìn đồng/chục trứng, ba Huân vẫn áp dụng mức giá 28 nghìn đồng cho cả trong siêu thị cũng như những cá nhân, tổ chức tìm mua để gửi tặng những người trong khu cách ly.

“Tôi nghĩ làm kinh doanh đến nay đã hơn nửa thế kỷ chứ đâu phải 1-2 tháng dịch bệnh. Thành phố đang khó như thế mà mình tát nước theo mưa thì đâu phải là một doanh nghiệp được thành phố và các sở ngành tin tưởng”, bà Huân nói.

Quản trị thân, tâm, trí của doanh nhân trong đại dịch

Cũng nhờ cam kết đồng hành cùng thành phố mà bà Huân có thể khẳng định, với bà, không có gì khó, kể cả những lúc công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn do chỉ thị 16. Đó là tài sản lớn của bà, hễ gặp khó ở đâu là sẽ được hỗ trợ ở đó.

Tinh thần lạc quan của một người lãnh đạo kiên cường

“Để cho quả trứng gà đến tay người tiêu dùng, tôi làm không biết mệt mỏi”, bà Huân, một nữ doanh nhân đã gần 70 tuổi chia sẻ. Bà đồng cảm với người tiêu dùng nghèo, với cả những người nông dân vốn dựa vào những quả trứng, con vịt, con gà để xoá đói giảm nghèo mà vẫn bị những tai ương như dịch cúm gia cầm năm 2003 lấy đi hết tài sản.

Khủng hoảng năm 2003 đã phần nào khiến bà nhận ra nhiều điều và quyết tâm thay đổi. Bà nhận thấy việc nuôi trồng ở Việt Nam còn khá manh mún, nhỏ lẻ. Bà quyết đi các nước để học hỏi cách làm và về nước xây dựng mô hình từ trang trại đến bàn ăn, đổi mới công nghệ, hướng tới sản phẩm xanh, an toàn để có thể trụ vững trước mọi khó khăn.

Theo bà Huân, trong vòng 5 năm trở lại đây, nền nông nghiệp Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày với việc áp dụng và đổi mới công nghệ, tiếp thu kiến thức và cách làm từ quốc tế. Người nông dân đã liên kết với nhau mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều chuỗi sản xuất có giá trị và mang thương hiệu nông sản Việt ra các thị trường khó tính nhất, nhì thế giới.

“Nông dân thời @ rồi chứ không còn như ngày xưa. Ở đất nước mình, người dân mình chịu thương chịu khó, nhất là ngành nông nghiệp, chỉ cần có người nhạc trưởng tốt là ngon lành”, bà Huân nhận định.

Nhắn nhủ tới những người trẻ trong ngành nông nghiệp, bà Huân cho rằng sau cơn mưa trời lại sáng, lũ đi qua để lại phù sa, dịch sẽ qua đi và đất nước sẽ được vực dậy, không nên bi quan. Người trẻ hãy biết sống bằng cái tâm và trí tuệ của mình, hãy nghĩ tới cộng đồng.

“Ngày xưa mẹ tôi đã dạy tôi rằng, mua bán thì phải thật thà, chớ cho ai lận cũng chớ mà lận ai; mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng”, bà Huân kể lại.

Nhà sáng lập Ba Huân cũng cho rằng, các doanh nghiệp sau khi trải qua bốn đợt dịch đã rất mệt mỏi rồi, chính quyền các tỉnh, thành phố nên ân cần, gỡ rối để khích lệ tinh thần.

“Thành phố phải làm biết bao việc để chống dịch, lấy tiền đâu ra mà mình đòi hỏi. Cho nên, chỉ cần thành phố có cách hỗ trợ cơ chế, chính sách thì doanh nghiệp an tâm, sản xuất tiếp. Tôi làm doanh nghiệp có thành phố động viên tôi cũng làm hết mình”, bà Huân nói. 

Từ ‘vụ ly hôn' Ba Huân và VinaCapital nghĩ về tư duy thân hữu

Từ ‘vụ ly hôn' Ba Huân và VinaCapital nghĩ về tư duy thân hữu

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết và mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.
Từ ‘vụ ly hôn' Ba Huân và VinaCapital nghĩ về tư duy thân hữu

Từ ‘vụ ly hôn' Ba Huân và VinaCapital nghĩ về tư duy thân hữu

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết và mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.
Tập đoàn Anova và kịch bản xây dựng chuỗi nông nghiệp khép kín

Tập đoàn Anova và kịch bản xây dựng chuỗi nông nghiệp khép kín

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Từ một công ty nhập khẩu và phân phối thuốc thú y, Tập đoàn Anova đã hoàn thiện chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín, cung cấp trọn gói từ con giống, vắc xin, thuốc thú y đến thức ăn gia súc và tiến tới chinh phục thị trường hàng tiêu dùng.

Nông nghiệp 'thuận thiên' ở đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp 'thuận thiên' ở đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  3 năm

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo quan điểm “thuận thiên” của Nghị quyết 120/NQ-CP là chìa khóa để đảm bảo sinh kế cho đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Người truyền cảm hứng cho nền nông nghiệp hữu cơ

Người truyền cảm hứng cho nền nông nghiệp hữu cơ

Leader talk -  3 năm

Có một doanh nhân đang nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp nông nghiệp theo triết lý “nông nghiệp vì sự sống và sự công bằng”, theo đuổi “nghiệp hữu cơ” đầy gian nan nhưng với niềm tin mãnh liệt. Đó là ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit.

Chuyển đổi số và tương lai ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số và tương lai ngành nông nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Chuyển đổi số được xem là thang thuốc cho tương lai nông nghiệp. Đây không chỉ là một xu thế, mà là một hành trình xuyên suốt để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.