Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) chiếm lĩnh bảng xếp hạng những doanh nghiệp thải nhiều rác nhựa nhất trên toàn cầu.
Ông trùm nước giải khát Coca Cola trở thành “ông trùm” xả rác thải nhựa, theo báo cáo kiểm toán thương hiệu năm 2021 mới được phát hành bởi tổ chức Break Free From Plastic.
Coca Cola đã giữ vị trí này 4 năm liên tiếp kể từ năm 2018, dù tập đoàn này đã đưa ra cam kết thu gom các chai nhựa được bán ra. Kể từ năm 2019 đến nay, lượng rác thải nhựa xuất phát từ bao bì nhựa của Coca Cola lớn hơn cả lượng rác nhựa của vị trí thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Với gần 3 triệu tấn bao bì nhựa được sử dụng năm 2020, Coca Cola chịu trách nhiệm cho khoảng 10% rác thải nhựa trên toàn thế giới.
Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola là Pepsico giữ vị trí thứ 2 trong danh sách xả thải rác nhựa. Gần đây, Pepsico đã đưa ra một số cam kết tự nguyện nhằm giảm việc tiêu thụ nhựa nguyên sinh, tuy nhiên, theo Break Free From Plastic, những nỗ lực cần được triển khai theo hướng thực tiễn hơn để rời khỏi top đầu những “thủ phạm” gây ô nhiễm.
Một doanh nghiệp ngành FMCG khác là Unilever đã lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng, dù tập đoàn này là đối tác chính của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgrow tới đây.
Nestlé; P&G; Mondelez International; Philip Morris International; Danone; Mars. Inc và Colgate-Palmolive lần lượt là những thương hiệu nằm trong top 10 doanh nghiệp xả thải nhiều nhựa nhất ra môi trường.
Theo ông Abigail Aguilar, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của các chiến dịch về nhựa thuộc tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho biết, không có điều gì ngạc nhiên khi các thương hiệu nổi danh toàn cầu kể trên luôn nằm trong top những doanh nghiệp xả nhiều rác nhựa nhất.
Theo nghiên cứu của tổ chức Greenpeace, hoạt động của các doanh nghiệp nằm trong top đầu như Coca Cola, Nestlé và Pepsico đã và đang tiếp tục tạo điều kiện cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tiếp tục sản xuất nhựa nguyên sinh.
Tất cả các doanh nghiệp này đều đưa ra tuyên bố thể hiện trách nhiệm của mình với rác nhựa, tuy nhiên chỉ tập trung đầu tư vào những “giải pháp sai lầm”. ông Aguilar đề xuất cần có cam kết chấm dứt sử dụng nhựa dùng một lần và hạn chế tối đa việc sản xuất thêm nhựa từ nguyên liệu hóa thạch.
Đồng quan điểm với đại diện Greenpeace, bà Emma Priestland, Điều phối viên của Break Free From Plastic nhấn mạnh, các doanh nghiệp nằm trong top 3 là Coca Cola, Pepsico và Unilever cần phải là những người tiên phong trong việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, ngành công nghiệp nhựa nguyên sinh và ô nhiễm rác thải nhựa là những thủ phạm đứng sau khủng hoảng biến đổi khí hậu, bên cạnh những tác động tiêu cực tới môi trường sống, đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và sinh kế của nhiều người.
Báo cáo kiểm toán thương hiệu được tổ chức Break Free From Plastic tiến hành năm thứ 4 liên tiếp, thông qua việc đếm và ghi lại những nhãn hiệu xuất hiện trên rác thải nhựa. Thông qua báo cáo, Break Free From Plastic đưa ra lời kêu gọi tới các lãnh đạo toàn cầu tham gia vào COP26, với thông điệp “khí hậu không phải là đồ dùng một lần”.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.