Phát triển bền vững
Việt Nam đang thúc đẩy tái chế rác thải nhựa ra sao?
Với Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa sẽ giúp giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên, cũng như nạn ô nhiếm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Cơ hội cho kinh tế tuần hoàn nhựa
Với tốc độ đô thị hóa ngày ngày cao và tầng lớp trung lưu nhiều hơn, nhu cầu đối với nhựa đã gia tăng nhanh chóng trong các ngành tiêu dùng, xây dựng, hàng gia dụng vì tính chất tiện lợi và linh hoạt. Năm 2019, ngành công nghiệp nhựa đóng góp khoảng 17,5 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam, tương đương 6,7% GDP.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều cùng với quản lý chất thải kém đang gây ô nhiễm rõ rệt tại các thành phố, cũng như khu vực biển, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên, góp phần vào biến đổi khí hậu.
Những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam bởi quốc gia này sở hữu bờ biển dài, và phụ thuộc lớn vào các ngành kinh tế chủ chốt như du lịch và thủy sản.
Một tín hiệu đáng mừng là Việt Nam hiện đang chuyển dần từ việc nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải nhựa sang xác định các giải pháp bằng cách phát triển các kế hoạch hành động, và đặt ra các mục tiêu tái chế đầy tham vọng.
Điều quan trọng là việc điều chỉnh các chính sách quản lý chất thải và hệ thống quản lý cần giải quyết được mô hình kinh tế hiện nay để có thể đạt được mục tiêu về dài hạn, theo tác giả Carolyn Turk – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Kyle Kelhofer – Giám đốc phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào của IFC trong bài viết trên blog Ngân hàng Thế giới.
Do vậy, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề quyết liệt hơn và có kế hoạch chuyển đổi dần sang kinh tế tuần hoàn, trong đó tái sử dụng nhựa làm nguyên liệu đầu vào quý giá.
Báo cáo cuối tháng trước từ Nhóm Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng chỉ có 1/3 của 3,9 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam được thu hồi và tái chế. Ước tính rằng nền kinh tế đã lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.
Theo khuyến nghị, các phương pháp tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp thu lại giá trị đáng kể, nhưng đồng nghĩa với việc đòi hỏi những thay đổi mang tính bứt phá về thị trường, cơ cấu cũng như đầu tư đáng kể.
Bắt tay để giải quyết rác thải nhựa
Khu vực tư nhân tại Việt Nam đã cho thấy sự sẵn sàng thúc đẩy những đổi mới trong tài trợ dự án, thiết kế bao bì, mô hình kinh doanh mới cũng như thực hiện các công nghệ tái chế tiên tiến.
Đơn cử, giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.
PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.
Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.
Dưới góc độ một doanh nghiệp thành viên của PRO Việt Nam tiên phong trong phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, Nestlé hướng tới mục tiêu không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải. Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã cho ra mắt chai thủy linh LaVie và chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa sang ống hút giấy.
Theo kế hoạch, Nestlé sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm nay, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.
Một số thành viên khác của PRO Việt Nam cũng đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay thế cho chai nhựa màu, để vỏ chai có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng.

Ngoài ra, năm 2020, Việt Nam đã chứng kiến chương trình tài trợ xanh đầu tiên trên quy mô lớn do VPBank, một ngân hàng trong nước thực hiện với khoản tín dụng trị giá 212,5 triệu USD do IFC cấp.
Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.
Về phía khu vực công, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (Quyết định số 1746/QĐ-TTg). Cuối năm ngoái, văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP).
Nhiều văn bản quan trọng khác đã được ban hành như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Đặc biệt, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.
Cuối năm ngoái, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội thông qua, đưa ra các điều khoản quy định chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm lớn hơn đối với chất thải nhựa. Có hiệu lực từ 1/1/2022, luật này quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với bao bì nhựa và các chất thải khác.
Chuyên gia đánh giá cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có thể giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn vốn đang chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các can thiệp tái chế phải được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư trên toàn quốc vào cơ sở hạ tầng để có thể phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải tốt hơn.
Khi Việt Nam chuyển đổi sang chiến lược tăng trưởng carbon thấp và hướng tới mục tiêu phục hồi xanh sau Covid-19, Việt Nam đang trải qua thời điểm thích hợp để lồng ghép nền kinh tế tuần hoàn vào nhựa để có thể quản lý các nguồn tài nguyên hữu hạn, giảm thiểu khí thải đi cùng với phục hồi môi trường.
Lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm khi không tái chế rác thải nhựa
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.