Thất bại của SMBC, UOB và Morgan Stanley khi đầu tư vào ngân hàng Việt Nam

Trần Anh Thứ tư, 10/11/2021 - 11:30

Những năm 2007 - 2008, ngành ngân hàng từng chứng kiến làn sóng các nhà đầu tư ngoại rót vốn và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam. Sau gần 2 thập kỷ nhìn lại, không ít những khoản đầu tư thất bại nặng nề hoặc rút lui trong im lặng.

Eximbank đang là một trong những ngân hàng gây chú ý nhất trong ngành tài chính trong những năm qua nhưng không nhờ kết quả kinh doanh mà do những bất đồng giữa các nhóm cổ đông. Đã 2 năm liên tiếp nhà băng này không thể thực hiện Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đang hoạt động dù đã kết thúc thời gian nhiệm kỳ.

Cấu trúc cổ đông của Eximbank hiện gồm 2 nhóm nhà đầu tư trong nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương đối cân bằng (khoảng 30% mối nhóm), Vietcombank nắm giữ gần 5% và các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu gần 30%. Trong đó có cổ Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) sở hữu 15%, khiến SMBC đang nắm vai trò quyết định tương lai của Eximbank.

Năm 2008, SMBC trở thành cổ đông chiến lược tại Eximbank khi nắm giữ 15% cổ phần Eximbank trị giá 225 triệu USD. Khi đó, ngân hàng Nhật Bản đánh giá thị trường tài chính tại Việt Nam đang phát triển nhanh và việc hợp tác với Eximbank giúp SMBC nâng cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

SMBC đề ra nhiều tham vọng cho thương vụ này như phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính, cung cấp các khoản vay giá rẻ ra thị trường, hay cung cấp bí quyết quản trị công ty, bao gồm cả quản lý rủi ro, để hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa của Eximbank. 

Tuy nhiên, “nội chiến” liên tục giữa các nhóm cổ đông trong nhiều năm qua khiến SMBC không đạt kỳ vọng mục tiêu nào. Dù vậy, SMBC cũng không dễ dàng rút khỏi thương vụ này khi giá cổ phiếu EIB luôn ở mức thấp trong nhiều năm qua.

Hai năm qua, SMBC cũng nỗ lực thúc đẩy quá trình thống nhất giữa các nhóm cổ đông để ổn định thượng tầng của ngân hàng và tập trung vào hoạt động kinh doanh. Cổ đông Nhật Bản đã nhiều lần đề nghị thanh lọc HĐQT của Eximbank, tổ chức ĐHCĐ bất thường, lấy phiếu tín nhiệm các thành viên HĐQT...tuy vậy các nỗ lực này đều bất thành.

Sau hơn 10 năm, dường như đã hết kiên nhẫn tại Eximbank, SMBC hướng sang một số mục tiêu khác. Mới đây, SMBC trở thành nhà đầu tư chiến lược tại FE Credit với khoản đầu tư lớn nhất trong ngành tài chính Việt Nam từ trước đến nay, nắm giữ 49% cổ phần tại công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. 

Đồng thời, ngân hàng mẹ của FE Credit được cho là đã dọn đường sẵn sàng đón SMBC trở thành cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu 15% (đã được khóa room). Theo quy định của ngành ngân hàng SMBC sẽ phải thoái vốn khỏi Eximbank trước khi đầu tư vào một ngân hàng khác tại Việt Nam.

Không chỉ SMCB bị sa lầy với khoản đầu tư vào ngân hàng Việt Nam, ít nhất 2 ngân hàng nước ngoài khác cũng đang rơi vào vị thế tương tự đó là UOB và Morgan Stanley. Cả hai đầu tư vào Việt Nam hơn 10 năm trước trong làn sóng hút vốn ngoại, tìm đối tác chiến lược của các nhà băng trong nước.

Năm 2007, Morgan Stanley – một trong những định chế tài chính lớn nhất Hoa Kỳ đã quyết định đầu tư vào Công ty tài chính dầu khí (PVFC) với tư cách là một cổ đông chiến lược khi PVFC tiến hành IPO.

Theo đó, Morgan Stanley nắm giữ 10% cổ phần của PVFC, tương đương 50 triệu cổ phần. Với việc tham gia của cổ đông Morgan Stanley, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài.

Đến năm 2013,  theo đề án tái cơ cấu, PVFC hợp nhất với ngân hàng Phương Tây (Western Bank). Việc sáp nhập khiến tỷ lệ sở hữu của Morgan Stanley tại ngân hàng mới giảm xuống còn 6,67%. Từ đó đến nay, số cổ phần này vẫn “nằm im” và tỷ lệ sở hữu cũng không giảm vì ngân hàng không tăng vốn.

Trong khi đó, ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore đã mua 10% cổ phần ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào năm 2007. Sau đó, UOB tiếp tục mua thêm 10% cổ phần Southern Bank để nâng tỉ lệ sở hữu lên 20% và trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng thuộc sở hữu của gia đình ông Trầm Bê.

Dù nắm giữ cổ phần lớn, UOB không có nhiều tác động lên hoạt động của Southern Bank. Đến năm 2015, Southern Bank phải sáp nhập vào Sacombank, UOB trở thành cổ đông của Sacombank với tỷ lệ sở hữu khoảng 3% và không còn là cổ đông lớn của ngân hàng. Do đó, không có thông tin về giao dịch của UOB đối với lượng cổ phiếu này được công bố trên thị trường.

Số cổ phần này được cho là bị hạn chế giao dịch tương tự như số cổ phần tại Sacombank thuộc sở hữu của gia đình ông Trầm Bê đã phải ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước từ năm 2015.

Sau khi thất bại với Southern Bank, ngân hàng của Singapore được cho là tiếp tục tham vọng tại Việt Nam khi có ý định đầu tư vào GPBank – một ngân hàng yếu kém khác. Thương vụ sau đó cũng không thành công và UOB quyết định tự thành lập ngân hàng con tại Việt Nam vào năm 2017.

MBKE: Nợ xấu tăng hợp lý và trong tầm kiểm soát của các ngân hàng

MBKE: Nợ xấu tăng hợp lý và trong tầm kiểm soát của các ngân hàng

Tài chính -  3 năm
MBKE nhận thấy mức nợ xấu hiện nay tương tự như trong giai đoạn 2016-2017 và tin rằng điều này sẽ không gây ra rủi ro có hệ thống cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
MBKE: Nợ xấu tăng hợp lý và trong tầm kiểm soát của các ngân hàng

MBKE: Nợ xấu tăng hợp lý và trong tầm kiểm soát của các ngân hàng

Tài chính -  3 năm
MBKE nhận thấy mức nợ xấu hiện nay tương tự như trong giai đoạn 2016-2017 và tin rằng điều này sẽ không gây ra rủi ro có hệ thống cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  47 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  1 ngày

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  1 ngày

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Tài chính -  4 ngày

Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  47 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  2 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.