Dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyên gia và tổ chức nghiên cứu kinh tế cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra.
Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đến năm 2030.
Đây là kết luận được đưa ra bởi Phòng thí nghiệm tăng trưởng của Đại học Harvard, trong dự án nghiên cứu Bản đồ về sự phức tạp kinh tế (Atlas of economic complexity).
Theo nhóm nghiên cứu, với những tác động lớn của đại dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua, nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến những thay đổi lớn. Trong bối cảnh đó, những quốc gia đã có sự đa dạng hóa nền kinh tế, chuyển dịch sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn sẽ là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong thập kỷ tới.
Vì vậy, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn được dự báo sẽ duy trì ở khu vực châu Á, Đông Âu và Đông Phi. Trong đó, tại khu vực châu Á, các nền kinh tế đạt được độ phức tạp cần thiết để có mức tăng trưởng nhanh bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Campuchia.
Mức tăng trưởng trung bình hàng năm đến năm 2030 của Việt Nam được dự báo khoảng 5,56%, xếp vị trí thứ 7. Tăng trưởng nhanh nhất là Uganda, một nước Đông Phi, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7,48%.
Bản đồ về sự phức tạp kinh tế cũng đưa ra bản xếp hạng chỉ số phức tạp của nền kinh tế (Economic Complexity Index – ECI).
Theo bảng xếp hạng này, trong thập kỷ 2021 – 2030, Việt Nam có mức cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2011 – 2020, cụ thể tăng 18 bậc, xếp thứ 52. Đây chính là tiền đề đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Yếu tố giúp Việt Nam duy trì vị thế tăng trưởng dù nhiều rủi ro
Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ECI là một chỉ số rất đáng chú ý, bao hàm các yếu tố liên quan đến trình độ hiểu biết, hàm lượng khoa học công nghệ trong nền kinh tế. Chỉ số ECI cao là yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Thực tế, một số quốc gia như Arab Saudi có GDP ở mức cao, tuy nhiên chỉ số ECI không cao do nền kinh tế chỉ chủ yếu dựa vào việc bán dầu mỏ. Đối với quốc gia này, rủi ro tăng trưởng là rất lớn.
Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 52 trên toàn thế giới về chỉ số ECI là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông Doanh nhận định, cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết luận rằng liệu mức cải thiện trong chỉ số ECI đến từ nội lực của Việt Nam hay từ những nhà đầu tư nước ngoài.
“Nếu mức tăng chỉ số ECI của Việt Nam đến từ doanh nghiệp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài thì đây là mức tăng không thực”, nguyên Viện trưởng CIEM nhận xét.
Nhiều chuyên gia và tổ chức nghiên cứu kinh tế cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra.
Theo World Bank, đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Dịch chuyển theo hướng 'xanh hóa' tại châu Âu sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam trong hành trình đi tới nền kinh tế xanh, hiện thực hóa cam kết không phát thải vào năm 2050.
Nhiều chuyên gia đánh giá, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đang đối diện quá nhiều rủi ro bất định từ cả bên ngoài và bên trong, rất khó có thể dự đoán.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.