Bất động sản
Sửa đổi Luật Đất đai cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện
Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi toàn diện, đồng bộ Luật Đất đai là yêu cầu cấp bách và bức thiết đặt ra đối với các nhà làm luật.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ ra rằng, hiện có 22 trong tổng số 112 Luật có nội dung vướng mắc, chồng chéo với Luật Đất đai hiện hành.
Chính điều này đã gây vướng mắc rất lớn cho việc thi hành luật, gây lãng phí nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường bất động sản.
Không phủ nhận việc Luật Đất đai năm 2013 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, bộ luật cũng bộ lộ nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, hiệu quả sử dụng đất, tài chính đất đai.

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hải cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến các vi phạm về đất đai còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng, phải xử lý hình sự, chưa đảm bảo hài hòa quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ.
Vì vậy, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề nghị sửa đổi luật với 11 nhóm chính sách lớn. Đây là dự án luật khá phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, là nhiệm vụ lập pháp quan trọng của nhiệm kỳ.
Ông Hải cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai cần được thực hiện đồng bộ, toàn diện nhằm đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, các vướng mắc về quy định về áp dụng pháp luật; người sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...cũng cần được quy định rõ ràng nhằm phát huy nguồn lực đất đai và giúp thị trường bất động sản phát triển.
Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục thể chế hóa đầy đủ Hiến pháp năm 2013 vào dự thảo luật. Đồng thời tập trung rà soát các nút thắt mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất để tạo không gian mới, động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và giảm tối đa thủ tục hành chính về đất đai.
Ông Mẫn đề nghị ban soạn thảo cần xem xét để có sự tương xứng giữa 2 chủ thể giữa nhà nước và công dân. Thống nhất nhận thức đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu, tuy nhiên cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng đất được nhà nước giao với tư cách là người sử dụng tài sản công.
Đây là tài sản đặc biệt có khả năng sinh lời rất cao, nếu chuyển mục đích sử dụng sang thương mại, dịch vụ, thực tế vừa qua có nhiều nơi sai phạm về vấn đề này.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng cho ý kiến cụ thể về Điều 65 dự thảo Luật quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư; quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quy định bỏ khung giá đất,…
Thẩm tra Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị trong quá trình soạn thảo cần lưu ý, bảo đảm sự phù hợp, tương thích giữa Luật Đất đai và các luật có liên quan, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 18-NQ/TW là đến năm 2023, hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Ông Thanh đề nghị tiếp tục rà soát kỹ các quy định của dự thảo Luật và thể chế hóa đầy đủ, cụ thể hơn các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW (các nội dung cụ thể đã trình bày trong báo cáo đầy đủ).
Về người sử dụng đất, có ý kiến cho rằng dự thảo luật chưa quy định về người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài, dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng không đề cập đến vấn đề công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Do đó, đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể hơn đối với nội dung này, trường hợp cần thiết cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi quy định cụ thể trong dự thảo luật.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, bảo đảm phân biệt rõ với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp không phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đồng thời, rà soát quy định về đấu giá quyền sử dụng đất tại dự thảo luật, tránh mâu thuẫn, có cách thức xử lý tranh chấp khi nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất vẫn không chịu di dời.
"Việc cho phép đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiềm ẩn nguy cơ gây khiếu nại, tố cáo về đất đai, do đó, cần được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi trong thực hiện" - ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Về giá đất cụ thể quy định tại điều 134 dự thảo luật, để bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực trong xác định giá đất, cơ quan thẩm tra cho rằng cần quy định việc thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất là bắt buộc.
Cũng theo cơ quan thẩm tra, thành viên Hội đồng Thẩm định giá đất phải là các chuyên gia, cơ quan chuyên môn có liên quan đến hoạt động định giá đất, bảo đảm tính độc lập với cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể.
Đáng chú ý, dự thảo Luật cũng chưa làm rõ các khái niệm và cách xác định "vùng giá trị đất", "giá thửa đất chuẩn", do đó, các cơ quan có trách nhiệm xây dựng hồ sơ giá đất cho từng vùng giá trị đất và đến từng thửa đất tại điều 134 dự thảo luật..
Với việc sửa đổi Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đất đai phải có sự cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu. Đồng thời lưu ý những vấn đề đặt ra nhưng chưa đủ độ chín, chưa đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương tuyệt đối không đưa vào dự thảo luật, chỉ cụ thể hóa những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và có quyết sách của Trung ương.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự án luật sửa đổi, bổ sung các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược lâu dài, tuyệt đối tránh hợp thức hóa các vi phạm hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng, trong quá trình xây dựng luật cần tách bạch quan hệ đất đai mang tính chất công với quan hệ đất đai mang tính chất tư.
Kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng, thông qua Luật Đất đai là ví dụ sinh động nhất để đánh giá năng lực xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức, cơ quan hữu quan, đánh giá năng lực thể chế hóa chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước; đánh giá năng lực kiến tạo phát triển; năng lực tháo gỡ vướng mắc khó khăn trước đây và không phát sinh khó khăn, vướng mắc mới; năng lực thể hiện tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật.
Đây cũng là ví dụ sinh động nhất thể hiện việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Trung ương, trong việc chống tiêu cực, cài cắm lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật, ông Huệ nhấn mạnh.
7 nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
7 nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Chỉ được thu hồi đất sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, hoàn thiện chế độ sử dụng đất đa mục đích là những điểm mới, đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
5 vấn đề cần lưu ý khi sửa đổi Luật Đất đai
Rào cản về pháp lý bất động sản đang tạo nên một sức ép lớn với các nhà đầu tư bất động sản trong những năm qua. Không phải là nguồn lực mà là cơ chế, những quy định chồng chéo, bất cập đã làm chậm nhịp và tắc nghẽn nguồn lực phát triển của thị trường bất động sản.
Đề xuất sửa đổi hàng loạt quy định của Luật đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đưa ra dự thảo một loạt những sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013.
Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi: Cần sửa Luật Đất đai
"Việc giao rừng tự nhiên cho người dân là trái với Luật Đất đai, do đó, tôi kiến nghị cần xem sét sửa đổi lại Luật đất đai cho phù hợp với điều kiện hiện nay", ông Lù Văn Que, đại diện dân tộc Thái, Sơn La.
Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?
Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?
Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?
Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.
TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở
TP. Thủ Đức vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 21 dự án nhà ở với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng, nhằm bổ sung quỹ nhà ở.
Văn Phú Invest, Đèo Cả muốn đầu tư siêu dự án ven sông Hồng
UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của liên danh Văn Phú Invest - Đèo Cả nghiên cứu phát triển dự án “đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức BT.
Sei Harmony: Chuẩn sống Nhật giữa lòng Sài Gòn
Khu dân cư Sei Harmony đang nổi lên như một biểu tượng mới cho phong cách sống đẳng cấp và tinh tế tại phía Tây Sài Gòn, mang đến trải nghiệm sống chuẩn Nhật hoàn toàn khác biệt. Không chỉ kiến tạo không gian an cư lý tưởng, Sei Harmony còn định hình một lối sống đáng mơ ước, hướng đến sự cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế
Tập đoàn Danh Khôi chính thức đổi tên, rẽ hướng sang kinh doanh đa ngành với mục tiêu doanh thu xấp xỉ "nghìn tỷ" ngay trong năm nay.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.