Nguy cơ đánh mất vị thế của các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á

Tùng Anh Chủ nhật, 26/03/2023 - 10:51

Dù lợi nhuận trong các lĩnh vực chủ chốt đang suy giảm trong suốt một thập kỷ qua, các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á vẫn còn chậm chân trong tái phân bổ nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á khá “trung thành” với các lĩnh vực mà họ đã quen thuộc

Giai đoạn 2002 – 2011, các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á đã thực sự vượt trội khi ghi nhận mức tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) trung bình đạt 34%, trong khi con số được ghi nhận tại các doanh nghiệp đa ngành còn lại của thế giới chỉ ở mức 14%.

Theo nghiên cứu của EY-Parthenon, con số này đạt được là nhờ vào lợi thế vốn có ở khu vực Đông Nam Á vào đầu những năm 2000. Mặc dù quy mô nhỏ hơn, sở hữu ít công ty con hơn và số lượng ngành nghề kinh doanh giới hạn hơn nhưng họ có khả năng tiếp cận dễ dàng nguồn vốn, gắn kết chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và tiếp cận sớm hơn các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như bất động sản, thương mại hàng hóa và các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, những lợi thế vốn có đang nhanh chóng giảm dần và khoảng cách về TSR họ tạo ra với các tập đoàn đa ngành ở những khu vực khác của thế giới cũng co lại đáng kể, từ 20% xuống chỉ còn 3% trong giai đoạn một thập kỷ vừa qua.

Cấu trúc doanh thu của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á thường không có sự thay đổi đáng kể, vẫn khá “trung thành” với các lĩnh vực mà họ đã quen thuộc. Cụ thể, 80% doanh thu của họ tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, hàng tiêu dùng, công nghiệp và năng lượng - những lĩnh vực có mức lợi nhuận suy giảm trong thập kỷ vừa qua.

Trong khi đó, họ không tỏ ra mấy hào hứng với các lĩnh vực mới nổi như chăm sóc sức khỏe, công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT) là những lĩnh vực tạo ra lợi nhuận rất cao trong thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các công ty kinh doanh chuyên ngành và các công ty trong hệ sinh thái khởi nghiệp với các mô hình kinh doanh đột phá.

Trong 10 năm qua, các công ty kinh doanh chuyên ngành đã đạt được lợi nhuận cao hơn so với các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực truyền thống và mới nổi do thực hiện phân bổ nguồn lực và vận hành linh hoạt hơn, tận dụng cơ hội để tăng trưởng doanh thu và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Họ thậm chí còn trở nên vượt trội hơn các tập đoàn Đông Nam Á với TSR cao hơn tới 37% trong một số lĩnh vực.

Theo ông Sriram Changali, Lãnh đạo dịch vụ tạo giá trị cho khách hàng của EY ASEAN, khoảng cách về TSR là một dấu hiệu cho thấy hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á.

“Tuy nhiên, một nghiên cứu sâu hơn cho thấy, một số tập đoàn đa ngành có thể liên tục giữ vững được phong độ. Do đó, các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều cơ hội để hiểu rõ ưu điểm của mình, từ đó nâng cao hiệu suất”, ông Sriram Changali khẳng định.

Theo đó, các tập đoàn ở Đông Nam Á nên tích cực tìm kiếm cơ hội và đầu tư vào các lĩnh vực, thị trường mới nổi hơn để phát triển mạnh mẽ trong tương lai cũng như loại bỏ những khoản thua lỗ khỏi bảng cân đối kế toán.

Từ nghiên cứu sâu đặc điểm của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á, chuyên gia của EY-Parthenon đề xuất 4 chiến lược trụ cột mà các tập đoàn này có thể tập trung để xoay chuyển tình hình.

Một là xây dựng chiến lược phân bổ nguồn vốn linh hoạt để đảm bảo danh mục đầu tư trong tương lai và tăng cường tiếp cận đến các lĩnh vực mang lại cơ hội tăng trưởng cao hơn như công nghệ và chăm sóc sức khỏe, và cả các lĩnh vực có tỷ suất cổ tức thấp, rủi ro thấp và sử dụng nhiều vốn.

Hai là xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số để để tạo giá trị xuyên suốt trong danh mục đầu tư, gia tăng năng suất và tạo các nguồn doanh thu mới cũng như bắt đầu đầu tư vào năng lực hợp tác, liên danh.

Ba là thiết lập tư duy tạo ra giá trị bền vững bằng cách tích hợp tính bền vững vào doanh nghiệp như một chiến lược tổng thể dài hạn gắn liền với từng hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Bốn là hướng tới các mô hình kinh doanh ít tài sản và chuyển sang triển khai vốn của bên thứ ba. Việc chuyển từ các tập đoàn có bảng cân đối kế toán khổng lồ sang trở thành các nhà quản lý tài sản với chất lượng thu nhập được cải thiện và dòng tiền ổn định cũng là một hướng đi được đánh giá cao ở một số tập đoàn đa ngành tại Đông Nam Á trong thời gian gần đây.

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Tiêu điểm -  2 năm
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Tiêu điểm -  2 năm
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Phát Đạt phát triển thành tập đoàn đa ngành

Phát Đạt phát triển thành tập đoàn đa ngành

Bất động sản -  4 năm

Từ ngành nghề cốt lõi là bất động sản dân dụng, Công ty CP phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR - HOSE) đã tiến tới quy mô tập đoàn với việc mở rộng đầu tư sang mảng bất động sản công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Đừng vội vàng đầu tư đa ngành khi không có kiến trúc thương hiệu

Đừng vội vàng đầu tư đa ngành khi không có kiến trúc thương hiệu

Leader talk -  4 năm

Thế giới đang trong quá trình thay đổi đột biến, cơ hội và rủi ro xảy ra cùng lúc. Nếu doanh nghiệp không tỉnh táo hoạch định chiến lược kinh doanh bài bản, rủi ro và thất bại xảy ra với xác suất rất cao.

Thất bại của ‘quả đấm thép’ và tư duy mới về đầu tư đa ngành

Thất bại của ‘quả đấm thép’ và tư duy mới về đầu tư đa ngành

Leader talk -  7 năm

Những chuyển biến trong tư duy đầu tư của các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam rất đáng ghi nhận trong bối cảnh Forbes vừa xếp hạng bốn doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam vào danh sách tỷ phú thế giới.

'Doanh nghiệp đầu tư đa ngành hiện nay 99% sẽ thất bại'

'Doanh nghiệp đầu tư đa ngành hiện nay 99% sẽ thất bại'

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Đó là khẳng định của ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin trước bài toán kinh doanh đa ngành hay chuyên nghề của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Khi AI trở thành đồng nghiệp

Khi AI trở thành đồng nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.

Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình

Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  2 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  3 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  4 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  4 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  7 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  8 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Đọc nhiều