Phát triển bền vững
Kim chỉ nam cho doanh nghiệp dược phát triển bền vững
Chưa bao giờ bài toán phát triển bền vững đặt ra với ngành dược phẩm lại quan trọng như lúc này, nhất là khi rủi ro từ chuỗi cung ứng, cũng như sự leo thang chi phí nguyên liệu thô đang là thách thức lớn.
Vượt qua giai đoạn dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp ngành dược phẩm đã chứng minh được sự bền bỉ của mình, khi gần 90% các đơn vị này cho biết doanh thu của họ đã tăng lên trong năm ngoái, theo một khảo sát của Vietnam Report.
Thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và dược phẩm nói riêng tại Việt Nam được cho là sẽ còn tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm tới, dự kiến có thể đạt giá trị 23,3 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7,6%.
Tăng trưởng nhanh đồng nghĩa các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra, rủi ro từ chuỗi cung ứng cũng như sự leo thang chi phí nguyên liệu thô là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp dược.
Có thể nói, chưa bao giờ bài toán phát triển bền vững đặt ra với ngành dược phẩm lại quan trọng như lúc này. Trong đó, yếu tố nguyên liệu đầu vào đang giữ vai trò then chốt.
Giữ ổn định được chi phí nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ ổn định được hoạt động kinh doanh, giữ vững được chất lượng sản phẩm và xa hơn là phát triển bền vững.
Bà Hoàng Thị Tố Nga, Giám đốc ngành Nguyên liệu hóa chất DKSH Việt Nam cho biết, từ nhiều năm nay, xu hướng của ngành dược phẩm là đề cao yếu tố tự nhiên, thân thiện môi trường của nguyên liệu đầu vào, nhằm bào chế ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
"Nhưng tự nhiên thôi là chưa đủ. Ngày nay, để tăng tính cạnh tranh, cũng như hướng tới yếu tố bền vững, các doanh nghiệp dược phẩm còn cần kết hợp cả yếu tố công nghệ vào nguồn nguyên liệu tự nhiên", bà Nga nói.

Ông Hàn Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh tin rằng, yếu tố khoa học rất quan trọng với ngành dược. Tính khoa học không chỉ nằm ở khâu nghiên cứu, mà còn là hoạt động sản xuất, ứng dụng vào sản phẩm thực tế tại doanh nghiệp.
"Khoa học chính là yếu tố quan trọng trong các sản phẩm của Thái Minh, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hỗ trợ và điều trị cho khách hàng", đại diện Thái Minh khẳng định.
Hợp tác cùng DKSH từ 2019, Thái Minh đã thành công trong việc đưa ra thị trường sản phẩm kẹo dẻo canxi với chiết xuất từ cá hồi tự nhiên, giúp tăng cường sức khỏe xương và răng.
Tính bền vững của Thái Minh thể hiện qua việc đem tới những sản phẩm có chất lượng cao, nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên cho thị trường, mà ở đó cả doanh nghiệp và khách hàng đều hưởng lợi.
Trước đó, Dược phẩm Thái Minh cũng từng thành công với những sản phẩm như Bình Vị Thái Minh, Tràng Phục Linh, Khương Thảo Đan, Vương Bảo... và được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao.
Ra đời sớm hơn Thái Minh, Dược phẩm Hoa Linh cũng là một ví dụ thành công trong việc kết hợp nguồn nguyên liệu tự nhiên vào các bài thuốc cổ truyền, nhằm tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Giám đốc ngành hàng Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại Dược phẩm Hoa Linh cho biết: "Chất lượng là yếu tố tiên quyết trong tất cả các sản phẩm của chúng tôi".
Kể về câu chuyện ra đời bộ sản phẩm chăm sóc tóc từ dược liệu Nguyên Xuân, bà Dung tiết lộ, để đưa ra thị trường bộ sản phẩm bán chạy như hiện nay, doanh nghiệp này đã mất khoảng 6 - 7 năm nghiên cứu và phát triển.
"Sản phẩm bắt đầu được nghiên cứu từ khi vợ anh Ánh (Tổng giám đốc - PV) mang thai, tới khi cháu vào lớp một thì sản phẩm mới ra tới thị trường. Điều này đủ cho thấy Hoa Linh đề cao sự kĩ lưỡng và chất lượng như thế nào", bà Dung nói.

Chưa kể, để sản phẩm tới tay khách hàng, toàn bộ nhân viên của Hoa Linh đều phải dùng thử sản phẩm. Sang tới khâu thử nghiệm với khách hàng, phải đạt trên 80% đánh giá hài lòng, sản phẩm mới được bày bán công khai.
Đóng góp vào thành công đó, ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu tiên tiến, DKSH còn có những tư vấn chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam cải tiến công thức, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với hai ví dụ là Hoa Linh và Thái Minh, phía DKSH tin rằng, chất lượng chính là "kim chỉ nam" phát triển bền vững cho các doanh nghiệp dược, từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được nguồn nguyên liệu chuẩn quốc tế, và xa hơn là đưa các sản phẩm Việt ra thị trường nước ngoài.
Để tiêu dùng xanh không còn 'đắt đỏ'
Để tiêu dùng xanh không còn 'đắt đỏ'
Chi phí là một trong những rào cản lớn khiến người tiêu dùng khó tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon
Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa vào EU có thể sẽ phải đóng thêm phí carbon theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.
Làm giàu từ rừng
Trồng rừng, bảo vệ rừng, bên cạnh việc khai thác gỗ, còn có thể kết hợp trồng dược liệu, làm du lịch, bán tín chỉ carbon… để làm giàu.
Lối đi nào cho các siêu dự án khai thác bauxite?
Hoạt động quản lý khai thác bauxite tại Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn do chồng lấn quy hoạch.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.