Phát triển bền vững

Có cần một chương trình quốc gia về hạn mặn cho miền Tây?

Hoàng Đông Thứ hai, 27/05/2024 - 15:53

Diễn biến xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, phức tạp và khó lường đòi hỏi giải pháp mang tính căn cơ và lâu dài cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Khô hạn tại miền Tây gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Hoàng Anh

Những ngày vừa qua, mưa đầu mùa giúp giải tỏa phần nào cơn hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực từ đợt hạn mặn đặt ra bài toán cần có một giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài giúp miền Tây chống chịu với biến đổi khí hậu.

Thảo luận tại tổ 9, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, nhận xét, trước mắt, chính quyền địa phương cần đầu tư các hệ thống kênh thủy điện nhỏ, hồ chứa nước nội đồng, khuyến khích người dân dự trữ nước ngọt, nước mưa phòng khi hạn hán.

Còn về dài hạn, ông Sơn đề nghị xây dựng một chương trình về vấn đề nước ngọt và nước sạch, có thể là cho cả nước chứ không riêng Đồng bằng sông Cửu Long.

“Không chú ý đến quản lý nguồn nước, chất lượng nước, cung cấp nước sinh hoạt thì sức khỏe người dân và dân số sẽ bị ảnh hưởng”, đại biểu tỉnh Bến Tre nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Xuân Phương, Trưởng đoàn Quảng Ninh, cũng đề nghị Quốc hội nghiên cứu xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về chống xâm nhập mặn cho riêng miền Tây, bởi vấn đề này liên quan trực tiếp đến an ninh kinh tế, an ninh nguồn nước.

Theo ông Phương, năm nay nước mặn vào rất sâu so với những mùa khô trước, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Tác động đáng báo động của xâm nhập mặn không chỉ gây thiệt hại cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn tạo ra dư chấn tới cả những vùng, địa phương khác.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, đoàn Bến Tre, cần xây dựng một nghị quyết riêng cho Đồng bằng sông Cửu Long về thích ứng biến đổi khí hậu và phòng, chống hạn mặn.

Bà Thủy lý giải, vấn đề hạn mặn, biến đổi khí hậu rất cấp bách, nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chưa có tính căn cơ, các địa phương khó có thể triển khai. Do đó, một nghị quyết đóng vai trò như nghị quyết đặc thù cho vùng sẽ tạo ra giải pháp căn cơ, giúp các tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đoàn Đắk Lắk, cũng nhận định rằng các hỗ trợ, chỉ đạo từ Chính phủ, bộ, ngành và địa phương dù rất quyết liệt nhưng chỉ mang tính trước mắt, không có tính lâu dài và bền vững.

Bà Nguyệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bố trí nguồn kinh phí để giải quyết vấn đề thủy lợi, hỗ trợ các địa phương mở rộng, gia cố các công trình thủy lợi và trữ nước để phòng ngừa rủi ro khô hạn.

Ghi nhận những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, xác định “thuận thiên” là giải pháp chiến lược.

Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng đến năm 2030 cũng phân định rõ các tiểu vùng sinh thái và định hướng phát triển nông nghiệp riêng cho từng tiểu vùng.

Có thể nói, Việt Nam đã có giải pháp về mặt chiến lược, định hướng lâu dài cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến khó lường.

Theo Bộ trưởng, trước mắt, chưa cần thiết xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về xâm nhập mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi lẽ, giai đoạn vừa qua, cả nước đang dồn lực đầu tư công để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm đến gần 20% tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020-2025.

Bên cạnh đó, 13 dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (DPO) với nguồn vốn vay ODA không nằm trong cân đối, tổng quy mô bằng 2/3 quy mô ba chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai.

Các dự án này có mục tiêu bọc toàn bộ các tuyến đường bộ ven biển ở miền Tây, khắc phục hạn mặn, mở rộng không gian kinh tế, quốc phòng và an ninh cho miền Tây. Vấn đề hạn mặn và các vấn đề khác của Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ được cải thiện đáng kể khi đẩy nhanh triển khai các dự án DPO này.

Miền Tây không thiếu nước

Miền Tây không thiếu nước

Phát triển bền vững -  5 tháng

Trong mùa khô, lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60 – 70 tỷ m3, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 15 tỷ m3.

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  5 tháng

Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Miền Tây dẫn đầu về quản trị môi trường

Diễn đàn quản trị -  6 tháng

Hợp phần quản trị môi trường của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2023 tiếp tục chứng kiến mức điểm “bết bát” của cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có tình hình khả quan hơn năm vùng kinh tế, xã hội còn lại.

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Đồng bằng sông Cửu Long phải có dự án lớn, xoay chuyển tình thế

Tiêu điểm -  11 tháng

Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  1 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  2 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  4 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.