'Xây dựng thương hiệu là tạo sự lựa chọn, không phải so sánh cái nào hơn'
Lam Điền
Thứ năm, 21/09/2017 - 16:51
Theo quan điểm của Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, làm thương hiệu là làm cho người ta thấy nhiều sự lựa chọn, chứ không phải là thương hiệu nào hơn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects.
Có rất nhiều con đường để xây dựng nên một thương hiệu, các con đường khác nhau,
Chia sẻ tại tọa đàm NDH TALK với chủ đề "Giấc mơ thương hiệu Việt", nói về vấn đề làm thế nào để xây dựng một thương hiệu, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - Chủ tịch NgoViet Architects cho rằng, khi nói đến thương hiệu, chúng ta mắc một cái bẫy là thương hiệu nào hơn thương hiệu nào.
"Tôi không nghĩ vậy. Như khi Starbucks vào Việt Nam, người ta thường đặt sự so sánh với Trung Nguyên. Trung Nguyên hơn Starbucks ở mặt này, mặt kia. Trong lĩnh vực đô thị cũng vậy, nhiều người cũng bị rơi vào cái bẫy này", ông Sơn nói..
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn lấy ví dụ về Dự án Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn, dự án được công nhận là đô thị kiểu mẫu. Theo ông Sơn, khi xem xét việc công nhận có thể các ban ngành căn cứ vào những tiện ích được xây dựng, như đường xá, cơ sở vật chất, rồi việc ít ngập lụt hơn các nơi khác trong TP. HCM.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc xác định kiểu mẫu nằm ở “cách làm” chứ không phải chỉ là những gì "nhìn thấy". "Chúng ta xây dựng cho người giàu khác, xây cho người ngèo khác; xây dựng trên bình nguyên khác và đồng bằng khác, quan trọng nhất xây dựng ở nơi có giá trị lịch sử khác", ông Sơn nói.
Ví dụ như việc xây dựng khu đô thị cho người giàu thì sẽ được đánh giá bởi khu trung tâm có siêu thị, có trung tâm thương mại, dịch vụ… Nhưng nếu xây dựng cho người nghèo thì đánh giá lại là những gian hàng giá rẻ, khu tập trung…
Theo quan điểm của Chủ tịch NgoViet Architects, "làm thương hiệu là làm cho người ta thấy nhiều sự lựa chọn, chứ không phải là thương hiệu nào hơn".
"Như Chanel No. 5, chúng ta đều công nhận sản phẩm rất tốt, rất thơm nhưng nếu tất cả chúng ta đều dùng sản phẩm đó thì có hơi “ngạt mũi”, theo ông Sơn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng chia sẻ: "Tôi từng sang Nhật Bản và chứng kiến một cửa hàng có hàng dài người xếp hàng 2 tiếng chỉ để mua đồ ăn sáng. Hay như một cửa hàng ăn ở nước ngoài, chỉ bán đúng một món ăn nhưng lại thu hút được rất nhiều khách hàng. Và để có thể dùng bữa ở đây cần đặt trước cả tuần".
Theo ông, cửa hàng đó chính là ví dụ về việc tạo nên một sự lựa chọn riêng trong ngành và khi người ta muốn chọn lựa chọn đó thì người ta sẽ tìm đến và nghĩ đến.
Thương hiệu được coi là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới, 47% giá trị của các công ty là tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu, thế nhưng ở Việt Nam, giá trị thương hiệu lại chưa được xác định như giá trị tài sản của doanh nghiệp.
"Đối với tôi, Starbucks đã bán di sản thương hiệu của mình. Họ cũng là một Berlin trong âm nhạc", chuyên gia chiến lược thương hiệu Nguyễn Đức Sơn cho biết trong một bài viết về thương hiệu.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.