Leader talk

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: 'Năm nào chúng ta cũng muốn tiêu tiền nhiều hơn năm trước'

Nga Vũ Thứ tư, 01/11/2017 - 09:48

Tốc độ tăng thu chi ngân sách Nhà nước cao luôn được coi là thành tích. Trong bối cảnh nợ công đang ở gần sát mức trần như hiện nay, tại sao lại coi việc thu chi ngân sách nhà nước tăng 10% là tốt hơn so với chỉ tăng 7% hay 8%, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi trước Quốc hội ngày 31/10.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh VCCI

Phát biểu trước Quốc hội ngày 31/10 về tình hình tài khóa của đất nước hiện nay, đặc biệt là là tình hình thu – chi ngân sách Nhà nước, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tình hình thu chi ngân sách nhà nước và nợ công vẫn chưa có nhiều thay đổi so với những năm gần đây. 

Theo ông Lộc, thực trạng vẫn là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao tới hơn 64%, nợ công đang sắp đụng trần 65% GDP mà Quốc hội cho phép, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, tức là có tiền mà vẫn không làm sao tiêu được.

“Năm nào chúng ta cũng muốn tiêu tiền nhiều hơn năm trước và dường như càng nhiều thì càng tốt. Tốc độ tăng thu chi ngân sách Nhà nước cao luôn được coi là thành tích. Trong bối cảnh nợ công đang ở gần sát mức trần như hiện nay, tại sao lại coi việc thu chi ngân sách nhà nước tăng 10% là tốt hơn so với chỉ tăng 7% hay 8%", ông Lộc nói. 

Cũng theo ông Lộc, trong năm nay, khi thu ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ vượt dự toán khoảng 23 nghìn tỷ đồng, thì số chi ngân sách Nhà nước dự kiến cũng được điều chỉnh tăng theo. 

Với tư duy thu – chi như vậy, ông Lộc đưa ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta không sử dụng khoản vượt thu để giảm nợ công? Không biết khi nào mới đưa nợ công về mức an toàn? Không biết còn bao nhiêu đất đai có thể mang lại nguồn thu? Liệu việc thu cổ tức của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nợ xấu để trả lương cho công chức, hay bán tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước để lấy tiền đầu tư sẽ kéo dài được bao lâu?".

Theo ông Lộc, vấn đề cân đối ngân sách Nhà nước và giảm nợ công để bảo đảm an toàn là rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, tình hình tài khoá của đất nước hiện nay lại không phụ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cắt giảm biên chế và tinh gọn bộ máy của Bộ Nội vụ. 

Chủ tịch VCCI cho biết, Trung ương đã có những quyết sách quan trọng mở đường cho việc giải quyết vấn đề này và trong thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 30/10 về cải cách bộ máy hành chính, nhiều chủ trương chính sách và giải pháp lớn đã được đề cập khá sâu sắc.

Do đó, ông Lộc đề nghị Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, xuống đến tận cấp xã phường trong thực hiện, giống như cách mà Thủ tướng và Chính phủ đã áp đặt mệnh lệnh cho các bộ ngành chỉ tiêu phải cắt giảm tối thiểu 30 - 50% các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong vòng hai năm tới.

Theo ông Lộc thúc đẩy cải cách theo ba tuyến giải pháp cơ bản: Thực hiện Chính phủ điện tử, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không cần thiết để cởi trói cho người dân và doanh nghiệp; 

Giải phóng các bộ ngành ra khỏi chức năng chủ quản doanh nghiệp Nhà nước, chuyển giao chức năng này cho các công ty đầu tư tài chính để vận hành theo nguyên tắc thị trường, không thành lập thêm siêu uỷ ban - siêu bộ; 

Thực hiện xã hội hoá dịch vụ công theo hướng cái gì dân và doanh nghiệp làm được thì Chính phủ không làm. 

"Tái cấu trúc bộ máy của Nhà nước theo hướng đó sẽ làm cho Nhà nước bớt ôm đồm, sẽ thanh thoát lại, tập trung vào chức năng chính chốt là làm thể chế, là chăm lo các vấn đề thuộc về đại sự quốc gia", ông Lộc nói.

Đó là những dư địa còn rất lớn để có thể khởi động một cuộc cách mạng thực sự trong cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tinh giảm biên chế. Và chỉ như vậy, mới có thể cân đối ngân sách Nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công mà không cần phải tăng thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và nhiều loại thuế, phí khác làm người dân bức xúc, ông Lộc nhấn mạnh.


Nợ công Việt Nam: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'

Tiêu điểm -  7 năm
Việt nam có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần dẫn đến nguy cơ “chưa giàu, đã già lại nợ nần nhiều”.
Nợ công Việt Nam: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ 'chưa giàu đã già lại nợ nhiều'

Tiêu điểm -  7 năm
Việt nam có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần dẫn đến nguy cơ “chưa giàu, đã già lại nợ nần nhiều”.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định tăng thu ngân sách nhanh hơn GDP

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định tăng thu ngân sách nhanh hơn GDP

Tiêu điểm -  7 năm

"Khi ước thực hiện thu tăng 2,3% so với dự toán (tăng 23.700 tỷ đồng) đã là mức cao hơn so với dự toán, và đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 6,7% cộng lạm phát 4% (là 10,5%)", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phân tích.

Thanh tra quản lý ngân sách, truy thu hàng chục nghìn tỷ đồng

Thanh tra quản lý ngân sách, truy thu hàng chục nghìn tỷ đồng

Tiêu điểm -  7 năm

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, toàn ngành tài chính đã thực hiện 67.186 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý tài chính hơn 13.608 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2.225 tỷ đồng, số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước hơn 8.928 tỷ đồng.

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tăng thuế VAT: Có nguồn thu để đối phó với ngân sách và nợ công tăng cao?

Tiêu điểm -  7 năm

"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.

Sửa thuế: Những tác động tới người dân và ngân sách

Sửa thuế: Những tác động tới người dân và ngân sách

Tiêu điểm -  7 năm

Khi sửa đổi các luật về thuế, trước mắt sẽ có những khoản tăng, khoản giảm thuế, nhưng bảo đảm nguồn thu được nuôi dưỡng đủ để tăng trong dài hạn, đồng thời điều tiết, khuyến khích phát triển một số ngành theo định hướng của Nhà nước.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  12 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  18 giờ

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 ngày

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Bỏ tiền' xây thể chế

'Bỏ tiền' xây thể chế

Leader talk -  3 ngày

Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Leader talk -  1 tuần

Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  10 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  12 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  12 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  17 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  18 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều