Tiêu điểm
Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, mức tăng GDP kỷ lục trong quý I có thể sẽ không xảy ra ở các quý tiếp theo trong năm nay.

GDP tăng kỷ lục có lặp lại?
Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Nhận định về con số tăng trưởng này, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, tăng trưởng GDP quý I/2018 cao nhất trong 10 năm qua thể hiện tình hình kinh tế Việt Nam vẫn giữ đươc trạng thái ổn định vĩ mô và tăng trưởng khá cao.
Điều này cho thấy rõ hơn xu hướng chuyển biến tích cực để đi dần vào một thời kỳ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở công cuộc đổi mới, cải cách, hội nhập được tiếp tục đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, có hiệu quả hơn.
Theo ông Hồ, không thể phủ nhận những kết quả tích cực của tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã đặt cơ sở và tạo điều kiện cho năm 2018 tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao chung trong nền kinh tế và ở từng lĩnh vực.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, tăng trưởng của quý I so với cùng kỳ năm 2017, một quý có mức tăng trưởng thấp nhất của năm, chỉ đạt 5,15%, nên biên độ tăng tới 2,23% giữa năm sau so với năm trước cũng là điều dễ hiểu.
"Ít có và có thể sẽ không có sự tăng trưởng cao kỷ lục như vậy ở các quý tiếp sau của năm 2018", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Ở một góc nhìn khác, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2017 đã tạo ra một “nền” rất cao. GDP năm 2017 đã có sự bứt phá mạnh giữa các quý, quý sau cao hơn quý trước và có sự chênh lệch lớn giữa quý cuối năm và đầu năm.
Trong điều kiện giả định tình hình kinh tế xã hội năm 2018 tương đối ổn định, những yếu tố mang tính bứt phá chưa rõ ràng, khi so sánh với đặc điểm mô hình tăng trưởng theo quý và lũy kế của năm 2017, kết quả tăng GDP của năm 2018 có thể sẽ có xu hướng giảm dần.
Nhiều thách thức còn ở phía trước
Đối với mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm 2018, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, không được chủ quan trước tốc độ tăng trưởng GDP quý I cao mà cần phải ra sức hơn trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
Bản thân Tổng cục Thống kê cũng xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng quý mà không có phương án quý sau cao hơn quý trước như thông lệ. Để đạt được mục tiêu của năm 2018 là thách thức không hề nhỏ nếu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương không nỗ lực triển khai các giải pháp điều hành.
Theo ông Lâm, kết quả đạt được trong ba tháng đầu năm mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm còn hết sức nặng nề đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương quán triệt chủ đề hành động năm 2018 của Chính phủ, đề cao trách nhiệm, nêu cao quyết tâm, tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu đề ra.
Trước mắt, cần tiếp tục tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là cần chỉ đạo thực hiện ngay những công việc còn tồn đọng hoặc chậm tiến độ do nghỉ Tết, đẩy nhanh tiến độ công việc và thủ tục liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp và người dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá.
Ngoài ra, yếu tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được mức tăng cao như trong năm 2017.
Thêm vào đó thị trường lao động Việt Nam năm 2018 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ tác động.
Đồng quan điểm, TS. Lưu Bích Hồ cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cục trong quý I cho thấy sự chỉ đạo quyết liệt và bước đầu có hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, nỗ lực của các địa phương, cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm bớt thủ tục hành chính đang đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, để đạt mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ, các cơ quan bộ ngành cần tiếp tục khắc phục nhiều khó khăn yếu kém còn tồn tại của nền kinh tế như nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản, áp lực trả nợ lớn, ngân sách còn căng thẳng, cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc cải cách bộ máy quản lý hành chính Nhà nước và khu vực sự nghiệp công còn nhiều gian nan. Thị trường và giá cả thế giới có thể biến động phức tạp khi chủ nghĩa bảo hộ đang tạo ra các cuộc tranh chấp thương mại gay gắt.
Ngoài ra, phải luôn thường trực ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu khó lường. Đây chính là những thách thức rất lớn của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Dấu hiệu tích cực đằng sau con số GDP bất thường
GDP quý I tăng 7,38%, cao nhất trong 10 năm gần đây
Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn đang đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP quý I/2018
Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô GDP là cần thiết, dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện để có được một nhận định rõ và đầy đủ hơn về quy mô của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Bích Lâm: 'GDP 2017 tăng 6,81% là con số tính toán hoàn toàn tin cậy'
Tổng cục Thống kê đã có các cuộc điều tra liên quan, cũng như được kiểm chứng ở nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác với các số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết và tính toán theo cách tính khoa học của thế giới.
Tăng trưởng GDP năm 2017 vượt dự báo, đạt 6,81%
Đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất từ năm 2011 đến nay.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.