Thống kê kinh tế ngầm vào GDP: 'Dù khó vẫn phải quyết tâm thực hiện'

Thu Phương Thứ năm, 25/01/2018 - 09:03

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô GDP là cần thiết, dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện để có được một nhận định rõ và đầy đủ hơn về quy mô của nền kinh tế.

Cần thiết hay không?

Như TheLEADER đã thông tin trong các bài viết trước, việc Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương hoàn thiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát để biên soạn số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn quy mô của nền kinh tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đang tiếp tục là chủ đề nóng được dư luận hết sức quan tâm.

Khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm 5 thành tố: Hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế phi pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát, hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu, hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.

Có khá nhiều quan điểm tranh luận xung quanh quyết định thống kê toàn bộ khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế. Trong đó, không ít ý kiến cho rằng, việc tính cả khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế là cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện là không hề dễ dàng và sẽ không đơn giản để thống kê được khu vực kinh tế này.

Tính thêm kinh tế ngầm vào GDP: Cần thận trọng nếu tăng nợ công

Trao đổi với TheLEADER, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhìn nhận, đề xuất của Chính phủ về việc thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát được vào quy mô của nền kinh tế là hoàn toàn đúng đắn.

“Khu vực kinh tế này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Lâu nay chúng ta đều biết đến việc này, song hiện chưa có cách nào làm được. Bởi muốn thống kê được khu vực kinh tế này cần phải có các hệ thống quản lý, quy định xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương”, ông Hồ nhấn mạnh.

Trong khi đó, đối với việc thống kê hiện nay, mặc dù đã có quy chế rõ ràng nhưng các địa phương vẫn chưa thể làm hết nhiệm vụ thống kê, không chấp hành nghiêm túc việc cung cấp số liệu để báo cáo lên Tổng cục Thống kê. 

Những chỉ tiêu rất quan trọng còn như vậy thì việc thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát, kinh tế ngầm càng khó khăn hơn rất nhiều lần, vị chuyên gia này cho hay.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất hộ gia đình rất nhiều, các cơ quan quản lý cần có thời gian, không phải ngay trong một thời gian ngắn là thống kê và quản ký hết được.

Quan trọng hơn theo TS. Lưu Bích Hồphải đánh thuế được, phải quản lý được đối với các khu vực kinh tế này thì mới nên đưa vào số liệu thống kê.

"Dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện để có được một nhận định tương đối rõ hơn và đầy đủ hơn về quy mô của GDP và quy mô của nền kinh tế", nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển khẳng định.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế sẽ giúp giảm được việc trốn thuế, lậu thuế, giảm hàng giả hàng nhái trên thị trường hiện nay.

Theo ông Doanh, hiện kinh tế hộ gia đình chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế nhưng không có thương hiệu, không có năng lực cạnh tranh quốc tế, không được thống kê trong GDP. 

Tính thêm kinh tế ngầm vào GDP: Cần thận trọng nếu tăng nợ công 1

Do đó, cần khuyến khích các hộ gia đình phát triển lớn mạnh để trở thành các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh này nộp thuế, đóng góp vào năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để thực hiện việc quản lý khu vực kinh tế này, ông Doanh cho rằng, cách tốt nhất là áp dụng Chính phủ điện tử, quản lý việc kinh doanh bằng điện tử, hoá đơn điện tử. Có như vậy mới có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động công khai, minh bạch.

Cân nhắc kỹ nếu tăng nợ công

Trước nhiều ý kiến cho rằng, việc tính thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế, để từ đó làm cơ sở để tăng nợ công, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, việc dựa vào việc tăng GDP để tăng nợ công, thay đổi trần nợ công là chưa thực sự xác đáng.

Mặc dù nợ công và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng nợ công không chỉ thuần tuý dựa vào GDP. Nợ công có an toàn hay không là ở khả năng trả nợ, mức chi để trả nợ trong chi tiêu ngân sách ở mức nào.

Do đó, cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ trước việc tăng nợ công. Bởi hiện nay Việt Nam vẫn phải kiên quyết khống chế vay nợ công do khả năng trả nợ của ngân sách còn hạn chế. Nếu tăng nợ công sẽ là tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế, ông Hồ nhấn mạnh.

Về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, nếu dựa vào việc GDP to ra để tăng nợ công chỉ là "thủ thuật" có tính ngắn hạn.

Về dài hạn, để phát triển nền kinh tế, Việt Nam cần tinh gọn bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, giảm chi phí cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Với nền kinh tế mở cửa như hiện nay, “đồng tiền có chân”, doanh nghiệp thấy môi trường đầu tư trong nước không thuận lợi, họ sẽ lập tức sang nước khác đầu tư, Việt Nam sẽ mất người tài, không thu được thuế.

Do đó, Nhà nước muốn có nguồn thu tối đa thì phải thu ở mức vừa phải để doanh nghiệp có lãi, tạo nguồn thu dài hạn. Còn nếu thu hết, doanh nghiệp không sống được, Nhà nước đương nhiên sẽ không còn nguồn thu nữa, ông Doanh nhấn mạnh.

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

Leader talk -  6 năm
Việc thống kê thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế sẽ không dễ dàng bởi đây là một khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhìn nhận.
TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

Leader talk -  6 năm
Việc thống kê thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế sẽ không dễ dàng bởi đây là một khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhìn nhận.
Việt Nam muốn có ngoại tệ để cải tổ nền kinh tế

Việt Nam muốn có ngoại tệ để cải tổ nền kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm

Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tăng thu và giảm bớt gánh nặng ngân sách, trong khi vẫn muốn vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

'Nếu không tìm ra động lực phát triển mới, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu về kinh tế'

'Nếu không tìm ra động lực phát triển mới, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu về kinh tế'

Tiêu điểm -  6 năm

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, nếu không tìm ra động lực phát triển mới Việt Nam khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Chuyên gia nói gì về việc đưa kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp ra 'ánh sáng'?

Chuyên gia nói gì về việc đưa kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp ra 'ánh sáng'?

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều chuyên gia kinh tế uy tín nhìn nhận, việc tính cả khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế để từ đó tăng số lượng nợ công là không khoa học, có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối của nền kinh tế.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  2 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  6 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  6 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.