Ngân hàng kiểm soát cho vay, bất động sản xoay sở tìm vốn
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tìm cách giảm lệ thuộc vào ngân hàng bằng cách niêm yết hoặc phát hành cổ phiếu tăng vốn.
Trong xếp hạng về cho vay khách hàng nhiều nhất, các ngân hàng lớn, chủ yếu là ngân hàng thương mại nhà nước hoặc có vốn nhà nước vẫn giữ vị trí hàng đầu. Cụ thể, Agribank vẫn đang bị bám sát bởi BIDV và tiếp sau đó là Vietinbank và Vietcombank.
Theo báo cáo tài chính tính đến hết năm đã được công bố bởi một số ngân hàng, BIDV hiện là ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất với 866 nghìn tỷ đồng. Những vị trí tiếp theo là Vietinbank, Vietcombank và Sacombank với tổng số tiền cho vay lần lượt là 791, 543 và 223 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính năm 2017 nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn đứng đầu hệ thống về số lượng tiền cho vay.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, mức chênh lệch tiền cho vay giữa Agribank với ngân hàng đứng thứ hai là BIDV đang ngày càng được thu hẹp, báo hiệu khả năng đổi chủ trong cuộc đua này hoàn toàn có thể xảy ra.
Tính đến hết ngày 14/3/2018, có 19 trong tổng số 35 ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính quý IV/2017 và tổng số tiền cho vay của những ngân hàng này trong năm ngoái đạt gần 4 triệu tỷ đồng.
Điều này càng thể hiện rõ việc thúc đẩy doanh số cho vay phục vụ nhu cầu vốn để mở rộng quy mô nền kinh tế.
Xét về tốc độ tăng trưởng cho vay, TPBank hiện là ngân hàng dẫn đầu trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính với mức trung bình 61% mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2017. Tốc độ này bỏ xa ngân hàng đứng thứ hai và thứ ba là HDBank với 42% và VPBank với 38%.
Các ngân hàng đứng đầu về tăng trưởng chủ yếu là các ngân hàng mới được thành lập với tổng lượng cho vay những năm đầu tiên ở mức thấp.
Ngoại trừ hai ngân hàng đứng cuối bảng xếp hạng với tốc độ tăng cho vay chỉ 6%/ năm là Eximbank và MaritimeBank, các ngân hàng còn lại trong số 19 ngân hàng công bố báo cáo tài chính đều tăng trong khoảng từ 18% tới 22% mỗi năm.
Không chỉ xếp hạng gần cuối về tăng trưởng cho vay, Eximbank còn là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm nhất với 9,58%/năm. Đây là ngân hàng vừa xảy ra vụ mất tiền gửi khách hàng tới 245 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tìm cách giảm lệ thuộc vào ngân hàng bằng cách niêm yết hoặc phát hành cổ phiếu tăng vốn.
Cuộc đua giữa những ngân hàng mới, công nghệ cao với bốn ngân hàng nhà nước “big four” sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới? The LEADER xin giới thiệu bài phân tích về vấn đề này của The Asean Banker.
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.