Các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam đang tiên phong trong việc áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn, từ vùng nguyên liệu cho đến khâu phân phối và sau phân phối.
Ngành sữa Việt Nam đang ứng dụng tư duy tuần hoàn từ sản xuất tới phân phối và tiêu dùng.
Thời điểm khoảng 20 năm trước đây, khi đất nước bắt đầu hội nhập, cũng là lúc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) bắt đầu thực hiện trách nhiệm với môi trường, thông qua những bước đi hết sức đơn giản như xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
20 năm sau đó, Vinamilk đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về phát triển bền vững. Mới đây, không chỉ được vinh danh là một trong số top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2022, Vinamilk còn được xướng tên trong top 5 tiên phong với mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tư duy tuần hoàn được Vinamilk ứng dụng triệt để tại hệ thống các trang trại trên khắp cả nước, với nhiều cấp độ. Cụ thể, mỗi trang trại đều được trang bị hệ thống xử lý chất thải thành khí gas, phân bón. Các trang trại cũng liên kết chặt chẽ với nông hộ liên kết để cùng thực hành nông nghiệp bền vững.
Đối thủ cạnh tranh lớn của Vinamilk tại thị trường Việt Nam là Tập đoàn TH cũng được biết đến là doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn rất sớm và gặt hái được nhiều “trái ngọt”.
Thành lập năm 2008 và triển khai dự án ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò và chế biến sữa năm 2009, thời điểm những khái niệm về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn còn khá xa lạ nhưng Tập đoàn TH ứng dụng tư duy tuần hoàn trong vận hành các trang trại ngay từ đầu.
Bên cạnh việc sử dụng nước thải, chất thải chăn nuôi để làm khí gas, ủ phân compost, Tập đoàn TH cũng sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối để hạn chế lượng phát thải từ trang trại.
Mô hình kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn TH còn có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng dân cư là các nông hộ bản địa. Nhờ đó, đời sống người nông dân được cải thiện, đem lại diện mạo mới cho những vùng nông thôn nơi Tập đoàn TH triển khai đầu tư, sản xuất.
Không chỉ triển khai trong các trang trại và vùng nguyên liệu, Tập đoàn TH cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề xử lý bao bì sau khi sử dụng. TH là 1 trong 9 thành viên sáng lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), hoạt động nhằm mục đích thiết lập vòng tuần hoàn khép kín cho ngành bao bì.
Thực hiện mục tiêu tiên quyết của PRO Việt Nam là thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với rác thải bao bì. TH triển khai nhiều chương trình thu gom, tái chế vỏ hộp sữa, bước đầu cho thấy nhiều kết quả tích cực. Đơn cử như chương trình được triển khai các ngày cuối tuần từ 23/4 – 5/6 vừa qua đã thu gom được hơn 300 nghìn vỏ hộp sữa, lan tỏa lối sống xanh tới người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Friesland Campina Việt Nam và Nutifood là 2 đơn vị lớn trong ngành sữa, cũng là 2 thành viên sáng lập khác của PRO Việt Nam. Năm 2022, Friesland Campina Việt Nam mới ban hành chiến lược phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh trụ cột tuần hoàn 100% bao bì và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
Còn đối với Nutifood, những vòng tuần hoàn khép kín cũng được áp dụng cho mảng sữa, từ khâu chăn nuôi, sản xuất cho đến bao bì. Với thương hiệu sữa sạch NuVi, Nutifood đảm bảo đủ 6 yếu tố tối ưu trong sản xuất sữa: đất sạch, không khí sạch, nước sạch, cỏ sạch, nhiệt độ sạch, sản lượng sạch, kết hợp với sử dụng dược liệu trong chăn nuôi để tạo ra sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo tính bền vững.
Tetra Pak là nhà sản xuất vỏ hộp sữa giấy hàng đầu thế giới và cũng nằm trong số các doanh nghiệp đầu tiên bắt tay nhau thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì. Suốt nhiều năm qua, Tetra Pak đã phối hợp với nhà máy giấy Đồng Tiến để tái chế vỏ hộp sữa giấy thành sản phẩm tiêu dùng.
Mới đây, trong khuôn khổ PRO Việt Nam, Tetra Pak hợp tác với BVRio để tiến hành nghiên cứu và thiết lập chuỗi thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống. Chương trình hợp tác này không chỉ tối ưu lượng vỏ hộp sữa được thu gom, tái chế mà còn nâng cao sinh kế, quyền lợi cho người thu gom rác thải phi chính thức.
Với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, ngành sữa Việt Nam đang chứng kiến những bước chuyển đổi tuần hoàn thiết thực và hiệu quả. Sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam, khi đến tay người tiêu dùng, vừa ngon, sạch, giàu dinh dưỡng, vừa hàm chứa nhiều giá trị bền vững với tự nhiên và cộng đồng.
Nhiều thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) được vinh danh tại Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.
Theo đại diện PRO Việt Nam, thời gian từ nay đến năm 2024 là khoảng thời gian gấp rút tổng kết các dự án, mô hình thí điểm về thu gom và tái chế rác thải, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng, hướng tới thực thi công cụ chính sách EPR.
Hoạt động thu gom, tái chế tự phát của khu vực phi chính thức còn tồn tại nhiều bất cập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của khu vực này trong bức tranh quản lý chất thải rắn cũng như thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.