Phát triển bền vững

Nguy cơ 3/4 nhiên liệu cho năng lượng phải nhập khẩu

Hoài An Thứ tư, 06/11/2019 - 14:13

Nhiên liệu nhập khẩu sẽ chiếm gần 60% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 và 72% đến năm 2050 với một khối lượng rất lớn than và các sản phẩm dầu nếu đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo cho ngành điện.

Than đã tăng từ nguồn nhiên liệu đứng thứ ba vào năm 2007 lên vị trí thứ nhất vào năm 2017

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, gia tăng nhu cầu vận tải, cải thiện tiếp cận năng lượng và nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân. Đó là những động lực làm tăng tiêu thụ năng lượng.

Trong giai đoạn 2007-2017, tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp của Việt Nam (TPES) tăng với tốc độ 4,7%/ năm, từ mức 1.900 PJ vào năm 2007 lên 3.000 PJ vào năm 2017. Thủy điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 14,5%/năm, tiếp theo là than 11,3%/năm.

Than đã tăng từ nguồn nhiên liệu đứng thứ ba vào năm 2007 lên vị trí thứ nhất vào năm 2017, theo báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019. 

Mặc dù là nước xuất khẩu tịnh năng lượng trong một thời gian dài, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng vào năm 2015, do sự gia tăng gần đây của nhu cầu trong nước và chính sách hạn chế xuất khẩu than. Tỷ trọng này tiếp tục tăng nhanh, chủ yếu do tăng nhập khẩu than.

Mặc dù Việt Nam có nguồn than dồi dào ở miền Bắc, hoạt động khai thác than trong nước bị hạn chế về nguồn cung do những nguyên nhân về kỹ thuật (mỏ than ở dưới lòng đất) và kinh tế (không có tính cạnh tranh so với các nguồn khác).

Dầu thô và khí thiên nhiên đang được khai thác chủ yếu ở ngoài khơi ở miền Nam, nhưng trữ lượng được dự báo sẽ cạn kiệt trong giai đoạn 2020-2030.

Một mỏ khí quan trọng ở miền Trung được dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong giai đoạn 2023-2024, để cung cấp cho phát điện và ngành công nghiệp hóa dầu. Với nguồn cung trong nước bị hạn chế, và đang ở giai đoạn đầu của phát triển năng lượng tái tạo, dự kiến Việt Nam sẽ bị phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu trong những năm tới.

Theo báo cáo, trong kịch bản đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo cho ngành điện, nhiên liệu nhập khẩu sẽ chiếm gần 60% TPES đến năm 2030 và 72% đến năm 2050 với một khối lượng rất lớn than và các sản phẩm dầu.

Với xu hướng tăng mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu, các biện pháp giảm nhiên liệu nhập khẩu sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia về cung cấp năng lượng trong những thập kỷ tới.

Sự kết hợp của các biện pháp tiết kiệm năng lượng và hạn chế nhiệt điện than mới có thể làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu xuống còn 63% vào năm 2050, và giảm nhẹ tổng chi phí của hệ thống (khoảng 7,7% vào năm 2040 và 9,3% vào năm 2050.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp làm giảm nhu cầu, từ đó làm giảm các yêu cầu về nhập khẩu nhiên liệu.

Mặt khác, gia tăng nhập khẩu LNG là nhiên liệu chính để thay thế than sẽ làm tăng tổng chi phí hệ thống, do giá nhiên liệu cao hơn và chi phí đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng nhiên liệu, trong khi chỉ giảm được một phần phát thải từ ngành điện và ngành công nghiệp.

Trong ngành giao thông vận tải, kết quả chỉ ra rằng sự chuyển đổi thành công các phương tiện vận chuyển sang các phương tiện mới và có hiệu suất năng lượng cao có thể dẫn tới giảm 25% lượng dầu nhập khẩu.

Báo cáo khuyến nghị để đảm bảo cung cấp năng lượng tin cậy và an toàn ở mức chi phí thấp nhất, việc đa dạng hóa cơ cấu năng lượng có thể giúp tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro khi có những cú sốc trong thị trường tác động lên một loại hàng hóa nhất định, từ đó làm tăng khả năng ứng phó khi giá cả biến động và không chắc chắn.

Trong các kịch bản được phân tích, xu hướng chung cho thấy sự gia tăng về nhập khẩu than cho sản xuất điện. Để tránh các hiệu ứng mắc kẹt với nhiệt điện than, cần có hành động và biện pháp cấp bách để giảm phụ thuộc vào (nhập khẩu) than về dài hạn.

Theo hướng này, việc hạn chế tiêu thụ than cần được triển khai trước năm 2030, xuất phát từ áp lực đối với môi trường của các nhà máy nhiệt điện than và sức khỏe của người dân, và khó khăn trong cung cấp tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện than mới, sẽ mang lại lợi ích kết hợp của việc giảm nhập khẩu than và hạn chế ô nhiễm không khí.

Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới

Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới

Phát triển bền vững -  5 năm
Việc than được coi là lựa chọn chi phí thấp cho sản xuất điện đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt giữa sự xuất hiện ngày càng nhiều của năng lượng mặt trời và gió.
Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới

Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới

Phát triển bền vững -  5 năm
Việc than được coi là lựa chọn chi phí thấp cho sản xuất điện đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt giữa sự xuất hiện ngày càng nhiều của năng lượng mặt trời và gió.
Nguy cơ thiếu điện do 47 dự án năng lượng lớn chậm tiến độ

Nguy cơ thiếu điện do 47 dự án năng lượng lớn chậm tiến độ

Phát triển bền vững -  5 năm

Tổng công suất nguồn điện của Việt Nam gần như không còn dự phòng, trong khi đó nhiều dự án theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2021.

Chi phí công nghệ năng lượng tái tạo giảm xuống mức thấp kỷ lục

Chi phí công nghệ năng lượng tái tạo giảm xuống mức thấp kỷ lục

Quốc tế -  5 năm

Chi phí cho năng lượng tái tạo khẳng định đây là giải pháp chi phí thấp để thức đẩy hành động chống biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  1 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  1 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  7 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  8 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  10 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.