Nhà ở giá phải chăng: Bài toán 'đau đầu' không chỉ của Việt Nam

An Chi Thứ năm, 15/08/2024 - 15:08

Hạ tầng là đòn bẩy quan trọng nhất trong việc thay đổi cấu trúc giá trị của thị trường nhà ở, qua đó, giải quyết được vấn đề nhà ở giá phải chăng.

Phân khúc chung cư giá rẻ đang ngày càng vắng bóng trên thị trường bất động sản. Ảnh: Hoàng Anh.

Thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá phải chăng tại các đô thị lớn

Vấn đề nhà ở giá phải chăng đang là 'nỗi đau đầu' của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn cung nhà ở toàn cầu đã không theo kịp tốc độ gia tăng dân số.

Đặc biệt, tại một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, nghiên cứu của Savills cho thấy, đây là vấn đề mang tính cục bộ, tập trung tại các khu đô thị lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Theo nghiên cứu về bối cảnh nhà ở giá phải chăng của Savills Impacts, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong khu vực đã phát triển một số lượng lớn nhà ở trong thập kỷ vừa qua, dù tốc độ tăng trưởng dân số đã chững lại.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại đây vẫn tiếp diễn – đặc biệt là xu hướng di cư của người lao động từ các khu vực tỉnh lẻ đến các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.

Nhìn nhận về xu hướng này, ông James Macdonald, Trưởng phòng nghiên cứu Savills Trung Quốc cho biết, khả năng chi trả nhà ở đang là đề của người dân tại các thành phố hạng nhất và hạng hai.

Giống như nhiều thành phố có tính cạnh tranh toàn cầu khác, các doanh nghiệp hầu hết có xu hướng tập trung quanh một vài thành phố chính, tạo ra nguồn cung lớn về việc làm, thu hút lực lượng lao động tài năng.

Chính vì vậy, nguồn cung nhà ở giá phải chăng tại các thành phố này đã thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu của người dân.

Một yếu tố khác thúc đẩy tình trạng thiếu khả năng chi trả là nhà ở là do khẩu vị đầu tư tại đây.

Ở Trung Quốc, bất động sản là kênh đầu tư được ưa chuộng trong khi nền kinh tế chung có ít lựa chọn đầu tư thay thế. Chi phí sở hữu bất động sản tại đây khá thấp, vì vậy nhiều nhà đầu tư có tiềm lực sẵn sàng mua bất động sản dù không có nhu cầu thực.

Tương tự Trung Quốc, khả năng chi trả cho nhà ở cũng là vấn đề tại số khu vực thành phố lớn tại Nhật Bản.

Nguyên nhân là do, mặc dù bức tranh dân số chung tại quốc gia này đang có xu hướng giảm, nhưng các thành phố lớn và năng động như Tokyo và Osaka vẫn đang ghi nhận xu hướng gia tăng dân số.

Cụ thể, lượng người di cư ròng ở Tokyo đã tăng hơn 125.000 vào năm ngoái. Mặc dù Nhật Bản vẫn ghi nhận nguồn cung nhà ở mới song giá thuê và chi phí tại Tokyo tăng lên và cùng nguồn cung hạn chế có thể sẽ đẩy nhanh xu hướng này thiếu hụt nhà ở giá phải chăng.

Không chỉ vậy, bức tranh toàn cảnh trở nên phức tạp vì quỹ nhà ở hiện hữu của Nhật Bản liên tục bị tháo dỡ và tái xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung nhà ở mới không đủ để bù đắp vào tổng nguồn cung.

Singapore cũng là một trong những thị trường nhà ở có sự phân hạng rõ rệt nhất trên thế giới với nhà ở bình dân và nhà ở tư nhân. Hơn ba phần tư dân số sống trong khu nhà ở bình dân được xây dựng bởi Hội đồng Phát triển nhà ở (HDB). Điều này giúp 90% công dân sở hữu ngôi nhà của mình.

Trong khi đó, thị trường nhà ở tư nhân hoặc chung cư cũng được quản lý chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của công dân và thường trú nhân. Ở đây, người nước ngoài mua bất động sản phải trả 60% thuế trước bạ.

Tuy nhiên, sự gia tăng dân số kể từ giai đoạn đại dịch đã thúc đẩy giá thuê và giá bán của thị trường chung cư tăng mạnh.

Nhà ở giá rẻ vẫn là bài toán lớn của Việt Nam

Tại các thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM và Hà Nội, nhà ở giá rẻ, giá phải chăng cũng là vấn đề rất nan giải do thiếu hụt nguồn cung.

Ghi nhận của Savills Việt Nam cho thấy, dòng sản phẩm căn hộ dưới 3 tỷ đồng được xem là bình dân ở TP.HCM. Tuy nhiên, nguồn cung này đang ngày càng hạn chế, chỉ chiếm 18% nguồn cung sơ cấp sáu tháng đầu năm 2024, chủ yếu nằm cách trung tâm thành phố trên 10 km.

Khả năng chi trả sẽ vẫn là thách thức lớn, khi chỉ có chưa đến 5% nguồn cung tương lai trong ba năm tới ở phân khúc này.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia của Savills cho rằng, hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối với các khu vực lân cận đang là động lực lớn để cải thiện nút thắt về quỹ đất, chi phí đầu tư, từ đó góp phần giải quyết vấn đề khả năng chi trả của người dân với bất động sản.

Được biết, chi tiêu của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng chiếm đến 6% của GDP. Đây là một con số đầy tham vọng. Việc giải ngân được thực hiện trên nhiều loại hình công trình hạ tầng khác nhau bao gồm đường bộ, cầu, sân bay, bến cảng và đường sắt.

Tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội mới đi vào hoạt động. Ảnh: Hoàng Anh

Theo ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, Luật Đất đai sửa đổi sẽ đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng thông qua việc áp dụng các khung giá thị trường.

Đặc biệt, nhiều dự án hạ tầng này đang cải thiện tính kết nối thông qua các đường bộ, cao tốc, cầu và đường vành đai. Điều này giúp kết nối các khu vực ngoại ô với trung tâm thành phố, cung cấp cơ sở hạ tầng và tiện ích cho cư dân một cách hiệu quả.

Phân tích kỹ hơn về tác động của những động lực này với vấn đề nhà ở giá phải chăng, bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc dịch vụ tư vấn Savills Việt Nam cho biết, việc phát triển cơ sở hạ tầng kéo các khu vực ngoại ô “lại gần” với trung tâm thành phố hơn, giúp làm giảm thời gian di chuyển.

Điều này được nhận thấy rõ ràng nhất với mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng như hệ thống đường sắt đô thị, sẽ tạo điều kiện cho phát triển quy mô lớn và mật độ dân cư cao dọc theo tuyến đường, làm cho việc đi lại từ các khu vực ngoại ô trở nên hiệu quả.

Việc phát triển ra khu ngoại ô cũng giúp các chủ đầu tư tiếp cận được nguồn đất giá thấp hơn, từ đó có thể phát triển nhà ở có giá cả phải chăng hơn, do chi phí đất thấp hơn.

Về mặt địa hình, các chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng, Hà Nội và TP.HCM không có những phân tách giữa các khu vực đô thị kề nhau một cách rõ ràng.

Các tỉnh lân cận đang được kéo gần hơn vào các thành phố lớn, giúp các thành phố này tiếp tục được mở rộng. Với việc gia tăng hạ tầng kết nối, thời gian di chuyển được rút ngắn sẽ giúp các khu vực ngoại ô dễ dàng tiếp cận trung tâm của các thành phố.

Mức giá của các tỉnh lân cận thấp hơn đáng kể và phù hợp với túi tiền hơn so với các thành phố "trung tâm". Bình Dương và Bắc Ninh là minh chứng rõ ràng cho điều này, cả hai đều có mức giá trung bình khoảng 1.500 USD/m2 căn hộ, là mức giá phải chăng.

Việc cung cấp hạ tầng giúp giảm thời gian di chuyển và mở ra nhiều sự lựa chọn nhà ở tại các vùng lân cận. Hạ tầng vẫn là đòn bẩy quan trọng nhất trong việc thay đổi cấu trúc giá trị của thị trường nhà ở, qua đó, giải quyết được vấn đề về giá cả phải chăng.

Với cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng, các tỉnh vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai sẽ cải thiện nguồn cung căn hộ bình dân với gần 24.000 căn trong ba năm tới.

Thực tế cho thấy, người mua TP.HCM chiếm tới 80% giao dịch tại các dự án căn hộ mới ở Bình Dương trong nửa đầu năm nay, bà Giang dẫn chứng.

Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Bất động sản -  8 tháng
Trong khi chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội tăng mạnh trong nửa đầu năm, thì tại TP. HCM lại giảm nhẹ.
Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Bất động sản -  8 tháng
Trong khi chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội tăng mạnh trong nửa đầu năm, thì tại TP. HCM lại giảm nhẹ.
Sau chung cư, dòng tiền sẽ quay lại 'kênh đầu tư vua'?

Sau chung cư, dòng tiền sẽ quay lại 'kênh đầu tư vua'?

Bất động sản -  7 tháng

Ngoài phân khúc căn hộ, trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần "rẽ" đến các sản phẩm "sẵn sàng" giao dịch, có pháp lý sạch và tiềm năng tăng giá như đất đấu giá, đất nền, liền kề, biệt thự.

Giá chung cư ở TP.HCM tăng 15-20% mỗi năm

Giá chung cư ở TP.HCM tăng 15-20% mỗi năm

Bất động sản -  8 tháng

Nếu như năm 2015 căn hộ bình dân giá cao nhất là 35 triệu đồng/m2 thì đến năm 2023 đã lên 60 triệu đồng/m2.

Liệu có bong bóng giá chung cư?

Liệu có bong bóng giá chung cư?

Bất động sản -  8 tháng

Người mua nhà cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để tránh rơi vào bẫy giá ảo và đảm bảo lợi ích lâu dài.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  1 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Bất động sản -  1 ngày

Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Bất động sản -  2 ngày

Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’

Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’

Bất động sản -  3 ngày

Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.

Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú

Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú

Bất động sản -  5 ngày

VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  28 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.