Quốc tế

Nhà sản xuất thiết bị phòng tập hàng đầu thế giới mở nhà máy tại Việt Nam

Đức Duy Thứ tư, 04/09/2019 - 20:00

Chiến tranh thương mại leo thang với những thuế quan mới là nguyên nhân khiến nhà sản xuất thiết bị phòng tập Johnson Health Tech xây nhà máy tại Việt Nam.

Nhà sản xuất thiết bị phòng tập thể dục lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới Johnson Health Tech dự kiến sẽ mở một nhà máy mới tại Việt Nam nhằm thoát khỏi thuế quan gia tăng áp lên các thiết bị sản xuất tại Trung Quốc bán sang các cửa hàng tại Mỹ.

Nhà máy này có mức đầu tư khoảng 20 triệu USD và sẽ hoạt động vào tháng 12 tới.

Thông tin này được CEO Jason Lo cho biết trong cuộc phỏng vấn mới đây tại trụ sở công ty với Bloomberg.

Ông nhận định doanh nghiệp này sẽ có được lợi thế lớn hơn so với các đối thủ Trung Quốc sau động thái áp thuế mới nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

“Chúng tôi hy vọng sẽ hưởng lợi từ những đơn hàng chuyển từ các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sang” khi những nhà cung cấp này bị buộc phải tăng giá vì thuế quan.

Bên cạnh đó, Johnson Health Tech vẫn có kế hoạch sản xuất thiết bị tại nhà máy Trung Quốc để xuất khẩu đến các thị trường ngoài Mỹ.

Dự kiến, doanh số năm nay của nhà cung cấp thiết bị này sẽ tăng ít nhất 11% lên mức 800 triệu USD. Mục tiêu đến cuối năm 2020, Johnson sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD.

Thiết bị phòng tập là một sản phẩm trong danh sách dài hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ bị đánh thuế từ ngày 1/9 vừa qua.

Theo đó, 112 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế 15% khi nhập khẩu vào Mỹ như giày dép, dệt, may mặc cho đến các sản phẩm công nghệ.

Đây là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch áp thuế 15% đối với 300 tỷ USD giá trị hàng hóa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước đó.

Căng thẳng thương mại leo thang thời gian qua đã khiến doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tìm cách thích ứng.

Nhiều nhà bán lẻ của Mỹ đã chuyển nguồn hàng ra khỏi vành đai sản xuất của Trung Quốc dù quá trình này sẽ khiến chi phí tăng thêm hàng triệu USD và đẩy các nhà máy tại quốc gia này vào tình trạng tuyệt vọng.

Một loạt hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu như HP, Dell đã có ý định chuyển khoảng 1/3 hoạt động sản xuất máy tính ra khỏi Trung Quốc.

Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo cân nhắc chuyển một phần sản xuất máy chơi game, loa thông minh khỏi nền kinh tế nước này.

Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp đầu tháng trước tuyên bố xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và thành lập công ty con 100% sở hữu SHARP Manufacturing Vietnam để quản lý hoạt động của nhà máy này với mức vốn 25 triệu USD.

Sharp đã loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng. 

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Quốc tế -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Quốc tế -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài.
iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Quốc tế -  5 năm

Một chiếc iPhone sản xuất tại Việt Nam là viễn cảnh có thể xảy ra nhưng để biến thành sự thật, các nhà cung cấp tại đây được cho cần giải quyết trở ngại liên quan đến nguyên liệu, quy mô sản xuất.

Chiến tranh thương mại ‘thổi bay’ hàng triệu việc làm tại Trung Quốc

Chiến tranh thương mại ‘thổi bay’ hàng triệu việc làm tại Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm

Thiệt hại của chiến tranh thương mại đối với việc làm Trung Quốc sẽ gia tăng trong thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt nhà sản xuất toàn cầu cân nhắc và chuẩn bị dịch chuyển.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.