Leader talk
Nhạc sĩ Vũ Cát Tường: Tôi muốn âm nhạc của mình phải xuyên tuổi tác, giới tính, quốc gia...
Với Vũ Cát Tường, mục tiêu đầu tiên khi quyết tâm dấn thân vào showbiz là đi giải nan đề mà nền âm nhạc đương đại Việt chưa từng giải được đó là "cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và giải trí".
Vũ Cát Tường vừa được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 Under 30 - Top 30 người trẻ dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong năm 2018.
Vũ Cát Tường sinh năm 1992, quê Long An, nổi lên từ cuộc thi Giọng hát Việt năm 2013. Sau nhiều vòng đấu, Vũ Cát Tường về nhì, đứng sau Vũ Thảo My. Khi đó, ca sỹ Hồng Nhung, đồng thời là HLV của Vũ Cát Tường nhận xét: "Câu chuyện của người về nhì rất phổ biến trên thế giới. Họ thành công hơn vì họ không có áp lực của người về nhất. Họ truyền cảm hơn và tạo ra xu hướng. Tôi tin tưởng Cát Tường sẽ làm được những điều đó".
Và, với những gì Vũ Cát Tường đạt được sau cuộc thi này, chứng minh con mắt nhìn người của danh ca Hồng Nhung hoàn toàn chính xác. Dù mới 26 tuổi, song Vũ Cát Tường đã nhận tới 4 đề cử và thắng 1 giải Cống hiến. Năm ngoái, ca sỹ trẻ này được tin tưởng lựa chọn làm 1 trong 4 HLV của chương trình Giọng hát Việt nhí. Ngọc Anh, thí sinh trong đội của Vũ Cát Tường đã giành ngôi quán quân với số phiếu vượt trội: 39,38%.
Chia sẻ trong đêm vinh danh Forbes Vietnam Under 30 Summit 2018 ngày 24/4 vừa qua, Vũ Cát Tường cho biết, mục tiêu cuộc đời khi còn học cấp 3 của cô không phải là làm ca sỹ hay người nổi tiếng mà là kỹ sư y sinh.
Có hai lý do khiến Vũ Cát Tường chọn thi vào khoa Bio Medical của trường Đại học Quốc tế: đầu tiên, nghĩ ngành này sẽ có tương lai trong 5 đến 10 năm nữa; thứ hai do ba bị bệnh gan, muốn chữa bệnh cứu người, nhưng không dám thi bác sỹ để làm trong bệnh viện, vì không chịu được cảnh máu me, nên chọn ngành kỹ thuật y sinh.
Tuy nhiên, mục tiêu cuộc đời của Vũ Cát Tường đã thay đổi khi tham gia Giọng hát Việt năm 2013. Với giọng điềm đạm, Vũ Cát Tường kể: "Những khoảnh khắc đứng trên sân khấu Giọng hát Việt đã thay đổi cuộc đời tôi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy, ánh đèn sân khấu hấp dẫn hơn ánh đèn phòng lab".
Dù nhận ra đam mê của mình với âm nhạc lớn hơn ngành y sinh, nhưng không vì thế Vũ Cát Tường bỏ học để chạy thẳng vào giới showbiz. Nhạc sỹ trẻ này đã quay trở lại trường học để hoàn thành nốt năm cuối cùng đại học.
"Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đã cho phép mình có một năm gap year, để có thể bình tĩnh xác định xem mình nên đi con đường nào. Cuối cùng, như các bạn đã biết, ca sỹ thắng. Tôi đã không cưỡng lại được sự hấp dẫn cũng âm nhạc và thật sự muốn cho bản thân mình một cơ hội đi theo đam mê thật sự.
Trong một năm đó, tôi cũng đã tự hỏi bản thân: nếu mình quyết định đi theo âm nhạc thì mình sẽ đóng góp được gì cho ngành này", Vũ Cát Tường hồi tưởng.
Lúc đó, giới âm nhạc Việt Nam đang đau đầu vì thực trạng: nhiều người có chuyên môn cao thì viết/hát nhạc làm người trẻ không cảm được, trong khi nhạc sỹ/ca sỹ có thể lôi kéo nhiều người trẻ bị giới chuyên môn chê là 'nhạc thị trường', chiêu trò, thiếu định hướng thẩm mỹ. Khoảng cách giữa hai vấn đề này quá lớn!
Thế nên, nghệ sỹ 26 tuổi này tự đặt ra cho mình nhiệm vụ: phải kéo khoảng cách giữa chuyên môn – thị hiếu lại gần nhau. Viết và hát loại nhạc vừa bảo đảm tính nghệ thuật lẫn giải trí, không khiến khán giả trẻ khó tiếp thu. Âm nhạc chất lượng và phải chạm được đến trái tim của đám đông.
"Tôi muốn Việt Nam phải có một nền âm nhạc phát triển, bắt kịp xu hướng thế giới, có thể tự hào mang đi giới thiệu với bạn bè quốc tế. Tôi muốn âm nhạc của mình phải xuyên tuổi tác, giới tính, không gian và thời gian, cả quốc gia luôn, nếu được. Ngoại hình đã thể hiện đầy đủ cá tính âm nhạc của tôi: không mặc váy, không cool ngầu, đi theo chiều hướng phi giới tính – unisex", Vũ Cát Tường bộc bạch.
Và, giống như tất cả những con người khác khi đi ngược đám đông, khởi đầu hành trình của Vũ Cát Tường cũng không dễ dàng. Mọi người không hiểu ca sỹ nổi lên từ Giọng hát Việt này đang làm gì, họ nói: hay em cứ hát ballad đi, ballad đang rất được ưa chuộng. Nhưng, chẳng lẽ cứ hát ballad hoài và thế giới sẽ nghĩ gì khi nhìn vào Việt Nam, sau 10 năm, vẫn cứ hát ballad?!
Theo thú nhận của Vũ Cát Tường thì con đường này ngày xưa quả là rất tối tăm, nhưng bây giờ đã dễ dàng hơn, khi có nhiều người đồng cảm với điều mà Tường hướng tới. Định vị Vũ Cát Tường trong âm nhạc bây giờ không phải là ca – nhạc sỹ triệu view hay triệu like, mà là nhạc sỹ giàu sáng tạo, tất cả những sản phẩm sau đều phải sáng tạo hơn tác phẩm trước và quan trọng nhất, phải được số đông đón nhận.
Ngoài việc phải vượt qua nỗi cô độc hay cám dỗ hào nhoáng dễ khiến ta đi chệch hướng trong showbiz, Vũ Cát Tường còn phải vượt qua một 'ngọn núi" khác cao chẳng kém: sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn.
"Có thể, tôi chẳng thể áp dụng được bất cứ kiến thức nào của ngành y sinh vào nghề ca sỹ, nhưng 4 năm học Đại học của tôi không vô ích. Tất cả những phương pháp tư duy trong học tập - lao động đều có thể áp hết vào nghề ca sỹ; nhờ đó, bây giờ, sau 5 năm, kiến thức về chuyên môn của tôi đã rất khác biệt hồi mới chập chững vào nghề", Vũ Cát Tường chia sẻ.
Hồi xưa ở dưới quê lên, khả năng tiếng Anh của Vũ Cát Tường không tốt, chỉ là giao tiếng cơ bản. Nên, việc phải đọc những giáo trình bằng tiếng Anh dày cộp như cuốn từ điển chính là ác mộng trong những năm đầu đại học của Vũ Cát Tường.
Tuy nhiên, khi cơn sốc đi qua, Tường đành phải lên cắm dùi trên thư viện để bắt đầu vật lộn, tìm cách rút tỉa những thông tin hữu ích trong hàng nghìn trang giấy. Khả năng tự học của Vũ Cát Tường vì thế cũng tiến lên một tầm mức mới.
Lúc chuyển nghề, Vũ Cát Tường tự biết mình thiếu cái gì và mình cần phải làm gì để bổ sung những thứ thiếu hụt đó. Ví dụ, muốn trở thành nhạc sỹ thì phải học nhạc lý, hòa âm, phối khí…, còn muốn hát hay thì phải học thanh nhạc, luyện giọng ở đâu – như thế nào… Biết phải tìm thông tin ở đâu hay cách xoay chuyển tình thế.
"Tôi bây giờ luôn cảm thấy hạnh phúc vì mình đã đóng góp cái gì đó cho xã hội hơn cho bảnthân mình", Vũ Cát Tường nói với vẻ mặt rạng rỡ.
Phan Hoàng Lan, 30 Under 30 của Forbes: Tôi muốn thay đổi định kiến về công chức nhà nước
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.