Nhân dân tệ suy yếu, tiền đồng có thể mất giá thêm vào cuối năm

Trang Nguyễn Thứ tư, 15/05/2019 - 20:00

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái trong ngày đầu tuần kéo theo tiền đồng mất giá trong 2 ngày trở lại đây. Điều này gây quan ngại tiền đồng có thể mất giá thêm trong những tháng cuối năm khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.

Sáng ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đẩy tỷ giá trung tâm lên mức cao mới là 23.064 đồng cho một đô la, tăng 10 đồng so với ngày hôm trước. Tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23.057 trong ngày thứ Sáu tuần qua trước khi quay đầu giảm xuống 23.047 trong ngày thứ 2 đầu tuần.

Tuần vừa qua cũng chứng kiến ​​đồng nội tệ suy yếu đáng kể so với đồng bạc xanh, với 1 USD được giao dịch ở mức 23.460 đồng bán ra tại ngân hàng Vietcombank, tăng 150 đồng so với cuối tuần trước đó. Tuy nhiên, cặp tiền này đã hạ nhiệt xuống ngưỡng 23.405 bán ra và 23.285 mua vào trong ngày thứ Hai đầu tuần.

Tỷ giá phiên giao dịch ngày thứ Ba (14/5) bắt đầu tăng trở lại khi đồng đô la tăng lên 23.430 đồng tại ngân hàng Vietcombank, và sang ngày thứ Tư (15/5) giảm nhẹ xuống còn 23.400 đồng. Biến động của tỷ giá USD/VND đã xảy ra sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ tháng 12 năm ngoái, với 1 USD đổi 6,836 nhân dân tệ trong ngày 14/5, và sau khi quốc gia này trả đũa Mỹ với việc áp đặt thuế lên hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ.

“Chúng tôi nhận thấy cặp tiền USD/VND đã có diễn biến dao động khá mạnh, khoảng gần 200 đồng trong vòng chưa đầy một tháng. Cặp đôi này bắt đầu tăng từ mức cơ sở 23.200 đồng một đô la lên mức kỷ lục 23.400 đồng trên thị trường liên ngân hàng, sau đó rơi xuống mức 23.280 đồng và tăng trở lại lên mức 23.360 đồng một đô la”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối và thị trường vốn tại Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận xét. “Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục đẩy tỷ giá trung tâm lên cao hơn, đưa tỷ giá trung tâm và giá trần lên mức cao nhất từ trước tới nay”.

Trong bốn tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực mua 8,35 tỷ đô la để tăng dự trữ ngoại tệ và tỷ giá USD/VND xoay quanh mức 23.200 trong khoảng thời gian này. Sự ổn định này đến từ kết quả kinh tế vĩ mô tích cực trong quí I cộng thêm cầu ngoại tệ thấp theo mùa cũng như biến động ít trên thị trường toàn cầu.

“Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối tháng 4, triển vọng thị trường đã thay đổi đáng kể”, ông Khoa nói.

Sự biến động của tỷ giá, theo ông Khoa, được thúc đẩy bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo đó, các yếu tố bên ngoài đến từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang liên tiếp gây ra biến động của thị trường, khiến cả đồng nhân dân tệ trong và ngoài biên giới Trung Quốc nhanh chóng mất giá xuống mức thấp nhất trong bốn tháng, hay gần 2-2,5% từ đầu năm tới nay.

“Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta thấy có dấu hiệu giảm trong các số liệu thương mại với thâm hụt thương mại tháng 4 ước tính khoảng 700 triệu đô la mặc dù cán cân thương mại từ đầu năm vẫn đạt mức 700 triệu đô la cộng thêm các số liệu FDI khả quan. Tuy nhiên, nhu cầu trả cổ tức trong mùa đại hội cổ đông cùng với nhu cầu thanh toán cao hơn cũng đã gây suy yếu lên tiền đồng”, ông Khoa chia sẻ.

Từ đầu năm tới nay, tiền đồng, theo ông Khoa, mất giá khoảng 0,8%. Trong khi đó, các nhà đầu tư đã cảm thấy khá thoải mái với tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài kể từ năm ngoái, do đó sự biến động gần đây đã tác động đến tâm lý thị trường và gây ra một số lo ngại về định hướng tương lai của tiền tệ. 

Với đồng bạc xanh mạnh hơn, nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng theo hướng bất lợi, tuy nhiên các ngành xuất khẩu có thể được hưởng lợi một phần từ việc này. Các công ty có nhu cầu ngoại tệ bởi vậy ​​nên chủ động sử dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng đồng USD trước nhằm tránh bất kỳ sự gián đoạn nào trong kinh doanh.

Đánh giá diễn biến của USD/VND trong thời gian tới, ông Khoa cho rằng, cặp đôi này vẫn chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ diễn biến của đồng nhân dân tệ Trung Quốc cũng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khi cả hai nước này vẫn là hai trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và bản thân đồng USD và CNY cũng nằm trong rổ tiền tệ để xác định tỷ giá trung tâm hàng ngày theo phương pháp của NHNN.

Tiền đồng, như vậy, vẫn chịu áp lực phá giá trong những tháng cuối năm với dao động mạnh hơn, đặc biệt là trong khi các chỉ số kinh tế vĩ mô suy yếu và thương mại toàn cầu chậm lại.

“Tuy nhiên, có nhiều báo cáo khác nhau nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khi các nhà sản xuất chuyển sang Việt Nam. Do đó, điều rất quan trọng đối với ViệtNam là thúc đẩy đầu tư trong nước để thu hút dòng chảy đầu tư từ nước ngoài cũng như cải thiện tăng trưởng kinh tế” ông Khoa nói thêm.

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, đâu là nguyên nhân?

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, đâu là nguyên nhân?

Tài chính -  5 năm

Tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh được cho là do yếu tố tâm lý liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tiền đồng được dự báo có thể phá giá 2-3% trong năm 2019.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  3 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  3 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  3 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  3 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Tiêu điểm -  4 giờ

Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.