Phát triển bền vững

Nỗ lực bình đẳng hóa vắc xin Covid-19 ở “thế giới thứ 3”

Phạm Sơn Thứ hai, 29/03/2021 - 08:26

Các nước đang phát triển đang tích cực tham gia nghiên cứu và sản xuất vắc xin ngừa Covid-19, với mong muốn cung ứng vắc xin một cách công bằng và hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử vắc xin Nano Covax do Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: VOV.

Trong bức màn đen tối Covid-19 phủ xuống toàn thế giới, nhân loại dường như đã tìm thấy ảnh sáng hy vọng le lói phía cuối con đường, khi nhiều loại vắc xin đã được điều chế thành công và chuẩn bị phân phối trên toàn cầu.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) nhận định, chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 đang diễn ra một cách tốt đẹp, tuy nhiên dường như chỉ đối với công dân của những quốc gia giàu có.

75% người trưởng thành tại Mỹ, Anh sẽ được tiêm vắc xin trong một vài tháng tới đây. Nhật, châu Âu và các quốc gia phát triển khác cũng được dự báo sẽ đạt mốc tương tự vào cuối năm. Trong khi đó, hàng tỷ người tại những nước nghèo và đang phát triển thậm chí còn khó có thể tiếp cận với vắc xin vào năm 2022.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng bất bình đẳng về phân phối vắc xin đang ngày càng gia tăng. Thống kê cho thấy, khoảng 56% liều vắc xin được sử dụng ở những nước có thu nhập cao, chỉ chiếm 16% dân số thế giới và chỉ có 0,1% liều vắc xin được tiêm tại 29 quốc gia nghèo nhất, tương đương với 9% dân số.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus , Tổng giám đốc WHO nhận xét, đây là sự bất bình đẳng “kỳ cục”, đồng thời tiếp tục kêu gọi các quốc gia phân phối vắc xin một cách công bằng.

“Chừng nào vi rút còn tiếp tục lây lan, sẽ tiếp tục có người mất mạng”, ông Tedros nhấn mạnh.

Việc phân phối vắc xin kém công bằng cũng gây ra nhiều thiệt hại tới kinh tế toàn cầu. Theo nhà kinh tế học đạt giải Nobel Michael Kremer, cứ mỗi tháng đại dịch tiếp diễn, nền kinh tế thế giới thất thoát khoảng 500 tỷ USD.

Nỗ lực bình đẳng hóa tiêm chủng vắc xin

2 trong số 4 loại vắc xin được nghiên cứu tại Cuba đang đi đến giai đoạn thử nghiệm cuối. Chính phủ Cuba cho biết, các loại vắc xin Covid-19 sau khi được nghiên cứu thành công sẽ được phân phối tới những quốc gia nghèo như Suriname, Ghana và Venezuela.

Cuba cũng chuyển 100.000 liều vắc xin Soberana 02 sang Iran để tiến hành thử nghiệm. Trước đó Iran đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm trên người 3 loại vắc xin được phát triển trong nước.

Vắc xin Nano Covax do Việt Nam tự nghiên cứu cũng đang được thử nghiệm trên người. Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Công Tạc đã tiêm 2 mũi vắc xin thử nghiệm, cho thấy niềm tin của Việt Nam vào độ an toàn của loại vắc xin này.

Đại diện Học viện Quân y, nơi nghiên cứu vắc xin Nano Covax cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ để cung cấp vắc xin an toàn, hiệu quả cho người Việt. Kết quả thử nghiệm Nano Covax cũng cho thấy vắc xin đảm bảo an toàn và có hiệu quả với cả chủng vi rút biến thể xuất phát từ Anh.

Bộ Y tế Việt Nam đưa ra cam kết sẽ có đủ 90 triệu liều vắc xin được cung cấp trong năm nay, bao gồm cả vắc xin tự sản xuất và nhận tài trợ theo chương trình điều phối vắc xin toàn cầu Covax.

Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia được WHO cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA), đảm bảo điều kiện để phân phối vắc xin cho quốc tế trong tương lai tới.

Việt Nam, Cuba, Iran cùng những quốc gia đang phát triển như Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan đã tham gia tích cực vào cuộc đua phát triển vắc xin phòng ngừa đại dịch Covid-19. Theo thông tin chưa xác nhận, Triều Tiên cũng đang thử nghiệm một loại vắc xin được phát triển trong nước.

WEF bình luận, động thái này sẽ rất hữu ích trong việc phân phối vắc xin một cách bình đẳng và công bằng như lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

“Tất cả những nỗ lực phát triển vắc xin này có thể góp phần tạo ra một “thế hệ vắc xin” mới, giải quyết các biến thể nguy hiểm hơn, với chi phí thấp hơn”, John Letzing, chuyên gia của WEF nhận xét.

WEF cũng đề kêu gọi các quốc gia cùng chung tay để tạo ra cơ chế phân phối vắc xin hiệu quả và công bằng, trong đó có sáng kiến xây dựng một mạng lưới nhà máy sản xuất vắc xin toàn cầu để sản xuất không chỉ vắc xin phòng ngừa Covid-19 mà còn nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm khác. 

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  9 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  1 ngày

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  2 ngày

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Phát triển bền vững -  2 ngày

Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

Tài chính -  4 giờ

Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  9 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  9 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  10 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  10 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.