Nội tình vụ chuyển nhượng 43ha đất đang bị thanh tra ở Bình Dương

Minh Triết Thứ năm, 10/10/2019 - 08:46

Lãnh đạo TCT Bình Dương cho biết, khu đất 43ha thuộc Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú là đất thương mại dịch vụ và chưa được chuyển đổi thành đất ở.

Như TheLEADER.vn đã đưa tin, Tỉnh uỷ Bình Dương đã chỉ đạo thanh tra việc chuyển nhượng 43ha đất tại Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Tân Phú của Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT Bình Dương). Khu đất này nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương có diện tích hơn 567ha.

Giữa năm 2010, TCT Bình Dương ký thoả thuận với Công ty CP Bất động sản Âu Lạc thành lập liên doanh là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú để phát triển khu đất này, trong đó TCT Bình Dương góp 30% vốn điều lệ và đối tác góp phần còn lại. Cuối năm 2016, TCT Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất này cho đối tác với giá 250 tỷ đồng.

Trước thông tin cho rằng TCT Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất 43ha với giá thấp, gây thiệt hại cho nhà nước, TheLEADER.vn đã trao đổi với ông Trần Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương để làm rõ thêm quá trình chuyển nhượng này.

Nội tình vụ chuyển nhượng 43ha đất đang bị thanh tra ở Bình Dương
Ông Trần Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương

Trước hết, đề nghị ông cho biết nguồn gốc khu đất hơn 567ha của TCT Bình Dương trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương?

Ông Trần Nguyên Vũ: Năm 2005, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (nay là TCT Bình Dương) đầu tư dự án có diện tích hơn 567 ha trong khu liên hợp. Sau đó TCT Bình Dương đã ký hợp đồng với Ban quản lý Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương để đền bù khu đất bằng nguồn tiền chủ yếu đi vay và huy động từ nguồn khác là 439 tỷ đồng. Sau này có phụ lục chỉnh sửa lại số tiền này xuống còn hơn 433 tỷ đồng, do diện tích khu đất giảm còn 563,24 ha.

Công ty được thành lập từ năm 1982 để làm kinh tế Đảng trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nguồn vốn lúc ban đầu do công ty đi vay và kinh doanh có lợi nhuận để tự bổ sung vốn và phát triển công ty đến quy mô như ngày hôm nay. Tỉnh ủy Bình Dương không dùng vốn Nhà nước hay tài sản công, đất đai để cấp vốn cho cho Tổng công ty. TCT Bình Dương hoạt động kinh doanh theo điều lệ và theo Luật Doanh nghiệp và được Tỉnh ủy Bình Dương giao chủ động trong các hoạt động kinh doanh.

Với khu đất 563,24 ha trong tổng thể 4.196 ha của Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị – Dịch vụ Bình Dương, TCT Bình Dương ký hợp đồng đền bù cho Ban quản lý Khu liên hợp Bình Dương. Trong hợp đồng giữa hai bên nêu rõ sau khi TCT Bình Dương đền bù xong thì Ban quản lý Khu liên hợp Bình Dương có trách nhiệm ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và đất này là đất dịch vụ chứ chưa phải là đất ở.

TCT Bình Dương đã liên doanh với những đối tác nào để phát triển khu đất này và các hợp đồng liên doanh được ký từ khi nào?

Ông Trần Nguyên Vũ: Hợp đồng liên doanh giữa TCT Bình Dương và các đối tác được ký năm 2010. Sở dĩ TCT Bình Dương ký hợp đồng liên doanh vì Công ty phải đi vay ngân hàng và các đối tác khác để thực hiện Dự án kinh doanh khu Dịch vụ 563,24 ha nêu trên. Công ty phải tìm kiếm đối tác đầu ra để liên doanh và thu tiền về trả lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng. Nếu để kéo dài chi phí lãi vay tăng thì phương án kinh doanh sẽ không còn hiệu quả.

Đến nay, TCT Bình Dương đã liên doanh với đối tác đầu tư sân gofl Phú Mỹ 164ha và sân golf Tân Thành 145 ha, còn 43ha liên doanh với Tân Phú. Diện tích còn lại khoảng 211,24 ha hiện nay vẫn chưa có đối tác đầu tư.

Ở thời điểm đầu tư vào Khu liên hợp, ký hợp đồng liên doanh với các đối tác thì chưa có đường Phạm Ngọc Thạch như hiện tại. Mặt tiền khu đất này tiếp giáp với đường Huỳnh Văn Lũy.

Sau đó TCT Bình Dương chấp nhận hiến cho nhà nước hơn 10ha đất để làm đường Phạm Ngọc Thạch cắt ngang khu đất khu đất 563,24 ha của Tổng công ty. Khi hạ tầng hoàn chỉnh thì giá đất ở đây mới tăng.

Cũng nói thêm hiện xã hội, nhà nhà, người người chăm chú vào việc đầu cơ đất, đẩy giá đất lên quá cao, không chú trọng và sản xuất kinh doanh dịch vụ sẽ là nguy cơ lớn triệt tiêu động lực sản xuất công nghiệp – dịch vụ, triệt tiêu sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Vì sao chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng TCT Bình Dương đã liên doanh với đối tác?

Ông Trần Nguyên Vũ: TCT Bình Dương đã trả tiền cho Ban quản lý Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương từ năm 2004 và 2005, tỉnh cũng có chủ trương giao đất ngay cho Tổng công ty nhưng việc thực hiện giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị chậm trễ, không đúng như cam kết trong hợp đồng đền bù.

Lúc đó, tỉnh Bình Dương đã nhận tiền nhưng công tác đền bù giải phóng mặt bằng và nhiều thủ tục liên quan chưa hoàn thành, TCT Bình Dương phải gánh chịu thiệt hại tài chính trong giai đoạn này.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong giai đoạn đó với chủ trương trải thảm đỏ, mời gọi nhà đầu tư để phát triển kinh tế của tỉnh nói chung trong đó có Khu liên hợp nên cho phép các doanh nghiệp được tiến hành liên doanh, mời gọi đầu tư khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, TCT Bình Dương xin chủ trương của tỉnh để thành lập liên doanh và đã được Tỉnh ủy Bình Dương đồng ý.

Trong phần vốn để thực hiện đền bù có phần vốn tự có, vậy số vốn này có từ đâu?

Ông Trần Nguyên Vũ: Vốn tự có đó là lợi nhuận tích góp qua các năm của TCT Bình Dương. Hiện nay, dư luận nói TCT Bình Dương là công ty Nhà nước nên có đi vay để kinh doanh hay hình thành tài sản thì tất cả đều là “Tài sản công”. Tuy nhiên, nếu chiếu quy định của Luật doanh nghiệp, điều lệ, các quy định quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì vẫn có những điểm cho phép TCT Bình Dương được tự chủ kinh doanh với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn.

Cuối năm 2016, TCT Bình Dương chuyển nhượng 43ha cho liên doanh Tân Phú với giá 581.000 đồng/m2. Dư luận cho rằng TCT Bình Dương đã chuyển nhượng với giá quá thấp mà không thông qua đấu giá. Ông giải thích thế nào về việc này?

Ông Trần Nguyên Vũ: Năm 2005 chúng tôi đền bù là 70.000 đồng/m2. Tại thời điểm ký hợp đồng liên doanh với các đối tác, chúng tôi đàm phán mức giá cao nhất có thể tại thời điểm đó để mang hiệu quả lại cho doanh nghiệp. Đối với Liên doanh Tân Phú, sau này khi TCT Bình Dương liên doanh với đối tác với giá 581.000 đồng/m2 vẫn thì vẫn thu lợi cho nhà nước hơn 500.000 đồng/m2.

Trong khi hợp đồng cam kết liên doanh với đối tác ký năm 2010 nhưng đến năm 2013 khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thị trường bất động sản đi xuống nên các bên chưa tiến hành chuyển giao và đầu tư dự án

Đến cuối năm 2016, TCT Bình Dương mới tiến hành chuyển khu đất này cho công ty Tân Phú. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành chuyển này hai bên phải tiến hành ký hợp đồng mới để làm thủ tục công chứng nhưng giá chuyển nhượng vẫn phải giữ ở thời điểm cam kết là năm 2010.

Nếu căn cứ vào bảng giá đất năm 2010 do UBND tỉnh Bình Dương ban hành thì khu đất của TCT Bình Dương nằm trong khung giá chuẩn với mức thấp nhất là 360.000 đồng/m2 và cao nhất là 12.680.000 đồng/m2 tùy loại đất và vị trí.

Nội tình vụ chuyển nhượng 43ha đất đang bị thanh tra ở Bình Dương 1
Khu đất 43ha hiện đang là đất kinh doanh dịch vụ, chưa được chuyển đổi thành đất ở

Theo ông, TCT Bình Dương có sai khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã đem đi liên doanh?

Ông Trần Nguyên Vũ: Nếu xét ở khía cạnh quy định của pháp luật thì TCT Bình Dương sai về mặt quy trình. Tuy nhiên, đặc thù khu này đền bù từ năm 2005 nhưng đến năm 2010 tỉnh chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp được nên để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tỉnh cho phép doanh nghiệp đi đầu tư, liên doanh.

Từ chủ trương này của tỉnh thì các nhà đầu tư trong Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - dịch vụ Bình Dương 4.196 ha mới có thể kêu gọi đầu tư và đem lại diện mạo phát triển của khu này như hiện nay.

Tuy nhiên, trong sự việc này chúng tôi có thiếu sót là thực hiện việc chuyển giao quá chậm. Năm 2013 TCT Bình Dương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng tới năm 2016 mới làm thủ tục chuyển nhượng đất cho liên doanh như các cam kết đã ký trong thoản thuận từ năm 2010.

Chức năng khu đất mà TCT Bình Dương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất dịch vụ hay đất ở? Và thông tin 20ha đất ở trong khu 43ha là thế nào thưa ông?

Ông Trần Nguyên Vũ: Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn là đất kinh doanh dịch vụ có thời hạn 50 năm, chứ không phải đất ở. Nên việc so sánh giá với những khu đất ở khác tại vị trí mặt tiền (vị trí 1) theo quy định giá đất của Bình Dương là không chính xác.

Với thông tin 20ha đất ở trong khu 43ha đó chỉ là quy hoạch dự kiến. Theo quy định, khi tiến hành đầu tư xây dựng khu đô thị thì mật độ quy hoạch đất ở khoảng 50% diện tích, diện tích còn lại là đất giao thông, cây xanh và hạ tầng công cộng…

Từ đất kinh doanh này để chuyển thành thổ cư còn phải trải qua nhiều quy trình như thẩm định giá, hội đồng duyệt giá, phê duyệt quy hoạch, nộp tiền vào ngân sách Nhà nước... rồi mới lên được đất thổ cư. Và khu 43ha này chưa nộp tiền sử dụng đất để chuyển lên đất thổ cư.

Thông tin TCT Bình Dương góp vốn 30% trong liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất là như thế nào thưa ông?

Ông Trần Nguyên Vũ: Liên doanh với Tân Phú (43ha) thì TCT Bình Dương xin Tỉnh ủy góp vốn 30% bằng tiền.

Tuy nhiên TCT Bình Dương đã thiếu sót câu chữ trong việc xin chủ trương của Tỉnh ủy. Cụ thể, chúng tôi không nói rõ là xin cho chuyển nhượng mà chỉ nói là xin cho góp 30% vốn thành lập liên doanh và có nêu rõ mục đích lập liên doanh là đầu tư tại khu đất 43 ha này.

Về thủ tục thì TCT Bình Dương phải chuyển khu đất qua cho liên doanh là công ty Tân Phú thì họ mới làm tiếp các thủ tục xin phê duyệt quy hoạch, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để chuyển mục đích sử dụng đất lên đất ở rồi mới đầu tư kinh doanh được.

Có ý kiến đặt vấn đề lợi ích nhóm trong việc thành lập liên doanh này, ông giải thích sao về việc này?

Ông Trần Nguyên Vũ: Có hai yếu tố mình có thể xem xét là có lợi ích nhóm hay không.

Thứ nhất, công ty Âu Lạc với ban lãnh đạo và Hội đồng thành viên của TCT Bình Dương hoàn toàn không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai, nếu có lợi ích nhóm, không có khó khăn trong kêu gọi đầu tư thì chúng tôi đã làm nhanh để thu lợi ích và đầu tư hết khu đất 563,24 ha chứ không để liên doanh này thực hiện dự án 43 ha này kéo dài nhiều năm và hiện nay chúng tôi còn tồn đọng hơn 200 ha tại Khu liên hợp như vậy.

Với những gì đã và đang xảy ra, với vai trò là Tổng giám đốc TCT Bình Dương, trách nhiệm của ông thế nào?

Ông Trần Nguyên Vũ: Hiện nay Tỉnh đang cho Thanh tra nhà nước và các ngành vào kiểm tra vụ việc. Dù kết quả thế nào thì chúng tôi cũng chấp hành chủ trương của tỉnh và tuân thủ pháp luật.

Việc nhiều thông tin tiêu cực như hiện nay ảnh hưởng thiệt hại đến tinh thần của hơn 10.000 lao động trong hệ thống Tổng công ty, gây thiệt hại cho cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước. Chúng tôi mong muốn vụ việc được rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của cổ đông và người lao động.

Xin cảm ơn ông!

Becamex IDC xây Trung tâm thương mại thế giới tại Bình Dương

Becamex IDC xây Trung tâm thương mại thế giới tại Bình Dương

Bất động sản -  5 năm

Dự án được Becamex IDC xây dựng ngay tại khu vực vòng xoay trung tâm thành phố mới, cạnh Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Bình Dương thanh tra vụ chuyển nhượng 43ha đất công với 'giá bèo'

Bình Dương thanh tra vụ chuyển nhượng 43ha đất công với 'giá bèo'

Tiêu điểm -  5 năm

Đại diện Tỉnh uỷ Bình Dương cho biết đang tranh tra làm rõ dấu hiệu sai phạm và sẽ không bao che việc chuyển nhượng khu đất 43ha tại dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  5 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  6 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  6 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  6 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  7 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực