Doanh nghiệp nên chuyển đổi bền vững thế nào?
Theo TS. Võ Trí Thành, khi thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, bền vững, doanh nghiệp cần tập trung vào những mảng có thể làm ngay và đem lại giá trị ngay, thay vì đầu tư dàn trải.
Hoạt động trong lĩnh vực luyện kim vốn có mức phát thải khổng lồ, NS BlueScope Việt Nam thực hiện chiến lược “đi từng bước”, bắt đầu với từng thay đổi nhỏ nhất để hướng đến mục tiêu trung hòa phát thải carbon vào năm 2050.
Thành lập năm 1993, sau gần 30 năm, NS BlueScope Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, nhà cung ứng vật tư cho nhiều công trình lớn.
Sản xuất thép là một ngành công nghiệp đặc biệt thiết yếu cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng là nguồn phát thải khí nhà kính khổng lồ. Hòa chung xu thế chuyển đổi xanh, xu thế công trình bền vững trong ngành xây dựng và vật liệu, NS BlueScope đã có những bước đi từ rất sớm.
Ông Nguyễn Trần Trung, Giám đốc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội NS BlueScope Việt Nam, cho biết, ngay từ năm 2013, tức là trước cả khi Liên hợp quốc công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững, công ty đã có định hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng chống biến đổi khí hậu.
Chiến lược của ông lớn ngành thép được tiến hành theo cách không hề “đao to búa lớn”, mà tập trung vào từng thay đổi nhỏ nhất, đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Theo ông Trung, NS BlueScope Việt Nam bắt đầu kế hoạch xanh hóa nhà máy bằng việc lập kế hoạch, sắp xếp thời gian sản xuất liền mạch, tránh để xảy ra tình trạng dừng máy, bởi máy móc sản xuất thép khi khởi động luôn tạo ra một lượng khí thải cố định, kể cả khi đang không sản xuất.
Sau khi quy trình được tối ưu, một số giải pháp công nghệ đã bắt đầu được áp dụng, chỉ đơn giản như thay bóng đèn LED; lắp đặt hệ thống biến tần, làm mát, tự động hóa… Nhờ những giải pháp này, đến năm 2018, công ty cắt giảm được 2.873 tấn khí thải carbon.
Năm 2018 là dấu mốc đặc biệt quan trọng khi NS BlueScope Việt Nam bắt đầu triển khai chiến lược chống biến đổi khí hậu một cách bài bản và có mục tiêu rõ ràng. Chiến lược mới tập trung vào trụ cột, bao gôm tối ưu nội bộ và lan tỏa, thúc đẩy cộng đồng xanh.
Về nội bộ, công ty duy trì những giải pháp “nhỏ bé” nhưng mang lại hiệu quả đáng kể là tối ưu hóa công nghệ, nâng cao hiệu suất vận hành, sau đó là chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo.
Sở hữu dây chuyền sản xuất có hiệu suất tối ưu và tiết kiệm năng lượng, NS BlueScope Việt Nam tiếp tục lan tỏa những giá trị xanh tới cộng đồng và chuỗi cung ứng. Cốt lõi của quá trình này là các sản phẩm của công ty.
Theo ông Trung, năm 2022, NS BlueScope Việt Nam đã vinh dự là 1 trong 3 nhà sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam nhận được nhãn xanh từ Hội đồng công trình xanh Singapore, là chứng nhận dành cho các sản phẩm vật liệu xây dựng bền vững.
Cùng với đó, công ty đạt được chứng nhận sản xuất thép có trách nhiệm, với các tiêu chí liên quan đến cả 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Thực tế, các sản phẩm của NS BlueScope Việt Nam không chỉ sản xuất bền vững mà còn sở hữu nhiều đặc tính đem lại sự thân thiện với môi trường cho các công trình, tiêu biểu như công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời ứng dụng cho tôn lợp, giúp kháng nhiệt, tiết kiệm năng lượng vận hành điều hòa nhiệt độ.
Nhờ vào những ưu điểm về sự bền vững, sản phẩm của công ty được sử dụng trong nhiều công trình xanh lớn của Việt Nam, có thể kế đến như nhà máy VinFast, nhà máy sơn Sotun, nhà máy Tainan…
Tiếp nối những thành công, chiến lược đến năm 2030 của NS BlueScope Việt Nam đặt mục tiêu giảm 30% lượng phát thải carbon, xuống còn khoảng 101kg khí thải carbon trên mỗi tấn thép. Đây là bước đệm để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon năm 2050 của công ty.
Nói về những động lực thực hiện chuyển đổi xanh, ông Trung cho biết, bên cạnh những chính sách hết sức rõ ràng của Nhà nước, NS BlueScope Việt Nam hợp tác với ngân hàng HSBC về tài chính xanh, từ đó nhận được những lợi ích về lãi suất khi thực hiện hoạt động chuyển đổi bền vững.
Theo TS. Võ Trí Thành, khi thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, bền vững, doanh nghiệp cần tập trung vào những mảng có thể làm ngay và đem lại giá trị ngay, thay vì đầu tư dàn trải.
Các sáng kiến giảm túi nhựa của AEON Việt Nam không chỉ đóng góp cho bảo vệ môi trường mà còn giúp tối ưu chi phí vận hành, phù hợp với xu thế tiêu dùng bền vững.
SAP là công ty phần mềm lớn nhất châu Âu. Trong một buổi trả lời phỏng vấn với Forbes, ông Daniel Schmid (Giám đốc Bền vững của SAP) đã chia sẻ lý do tại sao SAP lại trở thành công ty dẫn đầu trong việc thực hiện các trách nhiệm cộng đồng và hoạt động phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
Áp dụng chiến lược tuần hoàn hóa trong các hoạt động từ sản xuất, phân phối cho tới tổ chức sự kiện và làm việc tại văn phòng giúp Heineken Việt Nam tạo ra lợi ích “toàn thắng” (win – win - win) cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.