Ông Donald Trump, thuế và chính sách “Nước Mỹ trước tiên”
Kiều Mai
Thứ tư, 07/03/2018 - 07:13
Những điều chỉnh thuế gây tranh cãi gần đây của ông Donald Trump đang cho thấy sự mạnh tay và có phần bất chấp của vị tổng thống này trong việc theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.
Bất chấp mối lo ngại tăng cao về cuộc chiến tranh thương mại liên quan đến mức thuế nhập khẩu nhôm và thép, tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây báo hiệu sẽ không dừng lại.
Trên tài khoản Twitter cá nhân của mình, ông Donald Trump đánh giá: "Trong hầu hết các thỏa thuận thương mại, nước Mỹ thường ở phần thiệt khi đồng minh cũng như kẻ thù đã tận dụng nước Mỹ trong nhiều năm qua. Ngành thép và nhôm của chúng tôi đang chết nhưng giờ đây là thời điểm cho sự thay đổi".
Không dừng lại ở đó, ông Trump tiếp tục khẳng định: “Khi nước Mỹ mất đi hàng tỷ đô la trong việc kinh doanh với hầu hết các đối tác, những cuộc chiến thương mại sẽ là điều tốt và có thể dễ dàng dành chiến thắng”.
Chính quyền Trump cho biết mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sẽ không có miễn trừ đối với các nước đồng minh.
Ông Trump đưa ra lý do an ninh quốc gia cho việc áp đặt thuế quan không phân biệt giữa các nhà cung cấp như Canada hay đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc hoặc Nga.
Hiện Canada là quốc gia cung cấp lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 40% lượng nhôm và 16% lượng thép nhập khẩu của nước này.
Mặc dù Trung Quốc không chiếm tỷ trọng quá nhiều trong cơ cấu nhập khẩu thép của Mỹ (khoảng 2%) nhưng sự mở rộng ngành công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc đã tạo ra một lượng thép dư thừa lớn, đẩy giá thép toàn cầu xuống thấp.
Không chỉ nâng mức thuế nhập khẩu nhôm thép, ông Trump còn tuyên bố tăng mức thuế đối với hai sản phẩm khác là máy giặt và pin mặt trời hồi cuối tháng 1/2018 khi cho rằng, hai mặt hàng này là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thiệt hại của các nhà sản xuất Mỹ.
Quyết định áp mức thuế cao đối với hai mặt hàng trên của tổng thống Donald Trump gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc khi hai hãng của quốc gia này là Samsung và LG xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm sang thị trường Mỹ cũng như đang vận hành một số nhà máy tại đây.
Samsung cho rằng, mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế đánh vào những người tiêu dùng muốn mua sản phẩm máy giặt và khi đó, mọi người sẽ phải trả nhiều hơn nhưng lại có ít lựa chọn hơn.
Ông Trump đã bỏ qua lời đề nghị loại trừ sản phẩm máy giặt của LG khỏi danh sách chịu thuế giống như việc sản phẩm này được loại bỏ thuế chống bán phá giá từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).
Động thái không loại trừ của ông Trump không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi vị tổng thống này luôn đề cao khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" (America First) ngay từ trong cuộc vận động tranh cử. Ông Trump luôn hứa sẽ thay mặt người dân Mỹ chống lại cuộc cạnh tranh không công bằng với nước ngoài.
Các nhà đầu tư dường như đang vấp phải nhiều khó khăn khi tổng thống Mỹ có thể sẽ hành động cứng rắn với những gì ông nói ra và mọi thứ mới chỉ là bắt đầu.
Trong nhiều động thái của mình, chính quyền Trump đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng như Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc (KORUS) nếu như việc đàm phán lại không đi theo hướng mà nước Mỹ muốn.
Không chỉ vậy, ông Donald Trump còn đe dọa sẽ trừng phạt Trung Quốc về vấn đề sở hữu trí tuệ thiếu công bằng.
Trong Chương trình nghị sự về chính sách thương mại Mỹ năm 2018 và Báo cáo thường niên của tổng thống Mỹ về Hiệp định thương mại năm 2017, chính quyền Trump nhấn mạnh sẽ đàm phán một cách mạnh mẽ các thỏa thuận thương mại theo thiết kế mang lại lợi ích cho tất cả người Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên ông Trump đưa ra những ngôn từ mạnh mẽ liên quan đến vấn đề thương mại.
Trong chuyến công du châu Á lịch sử của mình hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump liên tục nhắc đến thâm hụt thương mại với các đối tác, gọi đó là những mối quan hệ không công bằng, không cởi mở, là kẻ cướp đi công ăn việc làm của người Mỹ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) tại Đà Nẵng, ông Trump thậm chí còn lên tiếng trách móc Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vì sự đối đãi không công bằng.
Ông chỉ trích mạnh mẽ tình trạng lạm dụng thương mại cũng như việc phớt lờ các nguyên tắc thương mại quốc tế, gây ra sự méo mó nghiêm trọng. “Việc làm, nhà máy và nhiều ngành công nghiệp đã tuột ra khỏi nước Mỹ và chảy đến những nước khác. Rất nhiều cơ hội đầu tư vì lợi ích chung cũng đã biến mất bởi người ta không thể tin tưởng vào hệ thống hiện nay”.
Bất chấp phản đối từ các quốc gia đối tác, ông Trump vẫn kiên quyết tạo ra thay đổi trong mức thuế và liệu một cuộc chiến tranh thương mại có xảy đến hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.
Tuyên bố mới đây về tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ tạo ra làn sóng phản đối lớn mà còn gia tăng lo sợ về một cuộc chiến tranh thương mại lớn.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.