Diễn đàn quản trị
Phát triển văn hóa, quản trị doanh nghiệp thành lợi thế cạnh tranh
Quản trị doanh nghiệp tốt tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn với những bất ổn trong kinh doanh.
Số lượng doanh nghiệp tăng trưởng mạnh
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến hết năm 2021, Việt Nam có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã phi nông nghiệp, và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh (trong đó khoảng 1,6 triệu hộ có mã số thuế). Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã lên đến hàng triệu người.
Việt Nam đã có 7 doanh nhân lọt vào tốp tỷ phú USD toàn cầu năm ngoái, có 124 doanh nghiệp với hơn 280 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Trong số đó, một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới như Viettel, Vinamilk, VinFast, Thaco, TH True Milk, gạo ST25.
Thông tin này được ông Phòng đưa ra tại Toạ đàm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW mới đây.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, đánh giá, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Cụ thể, khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, tập thể trong nước hiện đóng góp khoảng 68% GDP, trên 70% nguồn thu ngân sách, thu hút 10,2 triệu lao động, tạo ra gần 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Về chính trị, doanh nhân tham gia vào các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, một số trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, góp phần quan trọng trong việc góp ý, phản biện, xây dựng, thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Về xã hội, đội ngũ doanh nhân góp phần quan trọng trong tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng...
Lượng phải đi đôi với chất
Ông Phòng nhận định sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, chưa như kỳ vọng. Mục tiêu số lượng 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 vẫn là thách thức lớn.
Không chỉ vậy, chất lượng doanh nghiệp, doanh nhân và năng lực doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu còn hạn chế, vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội mang lại từ các FTA mà Việt Nam đang tham gia. Thêm vào đó, vẫn còn tình trạng một số doanh nhân vi phạm đạo đức, văn hoá truyền thống và cả quy định pháp luật.
Theo ông Lực, một phần nguyên nhân đến từ việc đội ngũ doanh nhân ít đổi mới công nghệ, chưa theo đuổi và phát triển công nghệ – kỹ thuật, dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia chủ yếu ở công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Bên cạnh đó, sự đoàn kết, ý thức hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nhân chưa cao, chưa liên kết thành hệ sinh thái ngành để cùng cộng sinh khi vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Dù quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt có nhiều cải tiến rõ nét (đạt gần 52,7 điểm theo kết quả đánh giá trong cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2021), con số này vẫn còn thua xa mức điểm bình quân khoảng 70 – 75 điểm của doanh nghiệp Thái Lan.
Từ các vấn đề trên, ông Lực kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần hoàn thiện, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, thải loại doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phi pháp.
Cùng với đó, cần bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch hơn; sớm có giải pháp quyết liệt, chấm dứt tình trạng ưu tiên hay đặc quyền đặc lợi cho một loại hình doanh nghiệp; lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
Không chỉ vậy, Việt Nam cần xây dựng bộ tiêu chí về đạo đức kinh doanh, doanh nhân tiêu biểu. Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp chưa niêm yết, áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp được ban hành bởi OECD, tiến tới bắt buộc thực hiện.
Với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp để trở thành một lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam trên sân chơi toàn cầu; thúc đẩy văn hóa học hỏi, sáng tạo, học ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới, thay đổi mô hình quản trị, phương thức điều hành; chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển, hoạt động đầu tư nghiên cứu, phân tích và dự báo nhằm chủ động thích ứng với các thay đổi bên ngoài.
Trong trả lời phỏng vấn TheLEADER bên lề hội thảo gần đây, bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, cho rằng, trong rất nhiều năm qua, yếu tố rất quan trọng với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là quản trị doanh nghiệp ít khi được nhắc tới.
Sự quan trọng của yếu tố quản trị trở nên càng rõ ràng và cấp thiết hơn sau đại dịch Covid-19, khi thực tế cho thấy các doanh nghiệp có thể ứng phó linh hoạt và phục hồi nhanh chóng là các doanh nghiệp có nền quản trị tốt.
Theo bà, bên cạnh tài chính, con người, quản trị công ty tốt giúp gia tăng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, nâng tầm hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp, và thu hút thêm đầu tư nhờ vào sự minh bạch và công khai.
Đơn cử, quản trị công ty minh bạch giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, tránh biến động bất ngờ về lực lượng lao động, và thu hút nguồn lực mới chất lượng từ thị trường.
“Quản trị công ty tốt gắn kết các yếu tố lại với nhau, tạo ra năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp ứng phó với những bất ổn của kinh doanh bây giờ”, bà Thanh nhấn mạnh.
Cuộc chơi mới trong cạnh tranh thu hút FDI
Thúc đẩy động lực tổ chức để tăng lợi thế cạnh tranh
Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực đang diễn ra khốc liệt, việc sử dụng công cụ thu thập và phân tích dữ liệu để thấu hiểu nhân sự nhằm thúc đẩy động lực của từng cá nhân và tổ chức là điều cấp thiết.
Liên kết là tất yếu nếu muốn cạnh tranh toàn cầu
Ông Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Vàng Đất Việt cho rằng, việc tận dụng tối đa các nguồn lực, liên kết các doanh nghiệp mạnh để vừa hỗ trợ lẫn nhau, vừa tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng tầm thương hiệu Việt cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa là chìa khoá để cùng thành công trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.
Biến quản trị tài chính thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Các biến cố xảy ra kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã chứng minh tầm quan trọng của quản trị tài chính đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
‘Việt Nam phải tránh xa nguồn đầu tư không mang lại cạnh tranh’
Giáo sư của Harvard cho rằng muốn trở thành nền kinh tế đáng tin cậy trong bối cảnh thu hút FDI ngày càng khó hơn, Việt Nam phải tránh xa nguồn đầu tư không mang lại cạnh tranh.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.