Leader talk
Phía sau bước chân thần tốc của VinFast
VinFast đã và đang tạo ra một hình trình kỳ diệu với liên tiếp những kỷ lục được tạo ra bằng tâm huyết và khát vọng của những con người khát khao nâng tầm kinh tế Việt Nam.

Đầu tháng 3 năm nay, câu chuyện về một hãng sản xuất ô tô non trẻ của Việt Nam lại dậy sóng bằng hình ảnh ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup thử lái chiếc xe Lux SA2.0 do chính thương hiệu của tập đoàn này sản xuất.
Hai tuần sau đó, 155 chiếc xe ô tô đã được VinFast chuyển đến nhiều trung tâm thử nghiệm trên thế giới và sẽ trải qua hàng trăm bài kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn tại 14 quốc gia trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Theo dự kiến, nhà máy sản xuất ô tô sẽ chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 6 tới.
Tổng thời gian xây dựng, lắp đặt nhà xưởng, dây chuyền và vận hành thử đã được rút ngắn xuống còn 21 tháng, đạt tốc độ kỷ lục trong ngành ô tô thế giới, đặc biệt với một doanh nghiệp hoàn toàn mới như VinFast.
Hành trình đầy kinh ngạc ấy đã được bắt đầu khi VinFast khởi công Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện tại Cát Hải - Hải Phòng tháng 9/2017 với mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á.
Không có gì trong tay ngoài tầm nhìn và một chiếc xẻng xúc đầy đất, ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố với thế giới sẽ đồng thời cho ra mắt hai mẫu xe Sedan và SUV đầy khát vọng trong thời gian hai năm.
Những bước tiến của VinFast suốt thời gian qua đã chứng minh và dần biến lời tuyên bố kia thành sự thật.
Để bắt đầu quy trình phát triển, VinFast đã hợp tác với BMW - một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng, ổn định và độ bền cao, mua giấy phép cho phần khung gầm và động cơ.
Tháng 10 năm ngoái, 2 mẫu xe đầu tiên được VinFast công bố tại Triển lãm Paris Motor Show 2018, đánh dấu sự góp mặt lần đầu tiên của Việt Nam trong một triển lãm danh giá thế giới, thu hút sự quan tâm của cả trong và ngoài nước.
“Đây là một câu chuyện có thật, một đề án rất lớn với tốc độ triển khai hỏa tốc”, ông Võ Quang Huệ, Phó tổng giám đốc Vingroup nhấn mạnh trong một lần chia sẻ trước báo giới mới đây.
Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được đặt phía trên cao lối đi vào nhà máy, nhắc nhở những con người ở đây về quãng thời gian còn lại trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng loạt xe ô tô mang thương hiệu Việt Nam. Đội ngũ ấy, những con người ấy đang đứng trước thời khắc mang tính lịch sử, sau hơn 60 năm kể từ khi chiếc xe đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
“Câu chuyện của 21 tháng từ kịch bản, từ chọn lựa công nghệ, từ thiết kế, từ xây dựng, từ thương thảo hợp đồng, từ máy móc đưa vào với hàng ngàn container đã đưa đến đây. Tất cả những điều đấy thực sự đúng là một kỳ tích”, ông Huệ bồi hồi.
Nhớ lại những giây phút khởi đầu, vị doanh nhân tuổi thất thập ngỡ tưởng mới chỉ là ngày hôm qua.
Buổi sáng gặp gỡ với ông Phạm Nhật Vượng trong thời điểm chuẩn bị về hưu là buổi sáng mà ông Huệ không bao giờ quên được.
“Tôi đã thực sự bất ngờ và bị thuyết phục ngay từ lúc ban đầu trước sự mãnh liệt của người lãnh đạo Tập đoàn Vingroup. Lúc đó anh Phạm Nhật Vượng đã định hướng cho tương lai của tập đoàn Vingroup là 10 năm tới sẽ là công ty hàng đầu Việt Nam có danh tiếng thế giới trong mảng công nghệ, công nghiệp và dịch vụ và VinFast là đề án đầu tiên theo định hướng mới đó”, ông nhớ lại.

Sự ra mắt và phát triển của VinFast có thể xem là một kỳ tích bởi “chưa có công ty ô tô nào trên thế giới chỉ trong thời gian ngắn như vậy có thể hoàn thành 5 phân xưởng sản xuất 2 dòng xe ô tô và xe máy điện với chất lượng hoàn hảo như vậy”.
Sự thần tốc ấy được thúc đẩy bởi quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Tập đoàn, cùng với sự quyết đoán, với tinh thần làm việc sâu sát.
Kể về ông Vượng, người từng là Tổng giám đốc Bosch Việt Nam chia sẻ: “Không có tập đoàn nào mà một ngày tôi họp 2 lần với Chủ tịch, một tuần họp vài ngày như vậy. Cũng không có công ty nào trên thế giới mà khi tôi xin ý kiến của Chủ tịch thì chỉ 1-2 phút sau đã nhận được phản hồi”.
Chính tinh thần ấy của người lãnh đạo, bằng phong cách làm việc sâu sát, quyết định nhanh đã giúp VinFast vượt qua những giới hạn.
Ngoài buổi sáng định mệnh giữa vị tỷ phú và chiến tướng, ông Huệ còn nhớ lại một nhiệm vụ đầy nhanh chóng mà bất ngờ từ người đứng đầu Vingroup.
Cuối năm 2017, đầu năm 2018, ông Huệ nhận nhiệm vụ độc đáo, chưa từng có trong đời liên quan đến việc chốt hợp đồng máy móc, thiết bị của nhà máy.
“Điều bất ngờ là anh Phạm Nhật Vượng nói với tôi: Anh làm gì thì làm, làm sao giảm tiến độ đi 1 tháng. Trong đời mình chưa bao giờ nhận một cái deadline ngắn như thế”.
Kỷ lục lại được tạo ra, điều mà chưa bao giờ trong lịch sử mấy chục năm hoạt động của các nhà cung cấp, họ phải chạy theo tiến độ như vậy. Đến khi hoàn thành công việc này rồi, các nhà cung cấp cho biết họ rất vui khi làm việc ở đây.
Không chỉ vậy, VinFast còn là công ty đầu tiên trên thế giới chỉ trong vòng 5 tháng chốt được hợp đồng mua bản quyền công nghệ với công ty BMW, tạo nền tảng cho hai chiếc xe ở hai mẫu xe ô tô đầu tiên.

Thế nhưng, VinFast không chỉ là câu chuyện của thương hiệu ô tô Việt Nam mà còn là câu chuyện của ngành công nghiệp dẫn đầu để có thể sinh ra những ngành công nghiệp khác như công nghiệp hỗ trợ.
Thế giới đã minh chứng rằng cứ 1 người làm trong công nghiệp ô tô, trong nhà máy ô tô có thể dẫn đến 7 đến 10 người làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ khác nhau.
“Đó là một kịch bản rõ ràng cho nền công nghiệp phụ trợ đang phủ đầy những đề án sẵn sàng triển khai tại khu tổ hợp VinFast này”, ông Huệ tự hào.
Ông cho biết trong thời gian tới, ngoài ra các sản phẩm mới bao gồm dòng xe điện, VinFast sẽ hết lòng, hết sức để cùng phát triển, để thúc đẩy xây dựng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
“Tôi cho đó là câu chuyện hấp dẫn cho nền kinh tế Việt Nam và đó là câu chuyện rất thú vị khi đầu tư dự án này sẽ dẫn đến hàng loạt hoạt động thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai sắp tới”.
Hội tụ những nhân tài, những người rất giỏi, những đồng nghiệp từ khắp thế giới để xây dựng nguồn lực và trung tâm nghiên cứu tạo cho VinFast nền tảng vững chắc, nối con đường dẫn tới việc đi ngang hàng với các công ty khác trong ngành ô tô thế giới.
“Đó là câu chuyện của Việt Nam, câu chuyện của tinh thần Việt Nam, câu chuyện của tấm lòng xây dựng nền kinh tế Việt Nam”.
300 nhà cung cấp uy tín sẵn sàng bắt tay VinFast làm xe hơi Made in Vietnam
'Bóc' giá bán xe ô tô VinFast
Giá xe ô tô VinFast có rẻ được nữa hay không sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ nội địa hoá.
VinFast trình làng ô tô cỡ nhỏ Fadil và 2 ‘Ngôi sao mới’ tại Việt Nam
Nhà sản xuất ô tô trong nước đồng loạt ra mắt và mở bán ba dòng sản phẩm ô tô và xe máy điện tại Hà Nội và TP. HCM.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.