Leader talk

'Phòng bệnh' trong thu hút đầu tư nước ngoài

TS. Phan Hữu Thắng* Chủ nhật, 02/02/2020 - 09:08

Trong “cơn say” thành tích thu hút đầu tư nước ngoài vẫn cần phải có những giải pháp khắc phục hạn chế và bất lợi.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Có thể nhận định năm 2019 là năm hết sức thành công của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) dù mới chỉ nhìn vào hai con số là vốn giải ngân đạt mức kỷ lục cho tới nay và vốn đăng ký cao nhất trong 10 năm qua. 

Cụ thể, vốn ĐTNN giải ngân đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so 2018 và trở thành kỷ lục mới về vốn giải ngân trong 1 năm; và vốn đăng ký đạt mức 38,02 tỷ USD tăng 7,2% so 2018 và là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tuy vậy, bên cạnh các thành công đó, trong “cơn say” thành tích của ĐTNN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung trong 2019, ĐTNN vẫn còn có các hạn chế, tồn tại nhất định. Nếu không có các giải pháp thiết thực khắc phục các hạn chế, tồn tại đó thì chất lượng và hiệu quả thực tế của ĐTNN mang lại sẽ không cao, mà còn có thể dẫn đến các bất lợi khiến Việt Nam sẽ phải rất vất vả để khắc phục.

Trở về với thực tế

Trong quá trình phát triển, việc “PHÒNG BỆNH hơn CHỮA BỆNH” để cơ thể là nền kinh tế sẽ luôn khỏe mạnh; hay “PHÒNG CHÁY HƠN CHỮA CHÁY” trong đời sống và sản xuất kinh doanh cũng là vậy. Mặc dù khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chỉ là một bộ phận của nền kinh tế, nhưng đến nay sau hơn 30 năm có mặt tại Việt Nam, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có sức ảnh hưởng lớn.

Cũng nên khẳng định lại là: Các hạn chế, tồn tại của ĐTNN phải được đưa ra trao đổi, phân tích làm rõ và là sự tất yếu của một quá trình phát triển nhanh, mạnh với nhiều mục tiêu tham vọng lớn của một nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt về nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển bền vững. 

Cần nhìn vào thực tế để xem lại những hạn chế, tồn tại của ĐTNN là gì? Đã được phát hiện ra từ nhiều năm qua nhưng đã khắc phục được đến đâu? Cần phải làm gì tiếp? Đây là những trao đổi rất cần thiết.

Phân tích kỹ về kết quả thu hút ĐTNN trong năm 2019 của Việt Nam cho thấy nổi lên một số vấn đề đáng chú ý:

Một là, đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản còn cao với tổng vốn đăng ký trên 3,87 tỷ USD chiếm vị trí thứ 2; Trong khi đầu tư vào nông lâm nghiệp và thủy sản còn rất thấp, 99,32 triệu USD, chỉ chiếm 0,01 % trên tổng vốn đầu tư 38,02 tỷ USD.

Hai là, về đối tác đầu tư, chỉ tính riêng 6 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu trong đăng ký vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2019 gồm số 1 là Hàn Quốc với 7,92 tỷ USD (chiếm 20,8% tổng vốn đăng ký đầu tư ), tiếp theo là Hồng Kông 7,87 tỷ USD (chiếm 20,6 %), rồi đến Singapore 4,5 tỷ USD (bằng 11,8%), Nhật bản 4,2 tỷ USD (11%); Trung Quốc 4,1 tỷ USD (10,7%); Đài Loan (Trung Quốc) 1,84 tỷ USD (0,5%); cho thấy về vốn 6 nước và vùng lãnh thổ này đã tới 30,43 tỷ USD, chiếm tới 98% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Với thực trạng trên, rõ ràng định hướng thu hút đối tác còn nhiều bất cập. Thêm, nữa, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so năm 2018. Nếu tính hết cả các dự án có yếu tố người Hoa (như từ Đài Loan và một số nước khác trong khu vực…), thì về lâu dài nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ không thực hiện được quan điểm chỉ đạo “Đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế“.

Ba là, các vấn đề về đối tác vừa nêu trên, cùng với thực tế quy mô vốn đầu tư của một dự án vẫn còn nhỏ, sẽ là vấn đề không nhỏ trong thu hút ĐTNN trong năm 2020 và các năm tới. 

Cụ thể: Quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án cấp mới năm 2019 là 4,3 triệu USD; Quy mô vốn điều chỉnh, mở rộng dự án cũng nhỏ với bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh. Xem xét kỹ hơn cho thấy tổng số dự án có vốn từ 100 triệu USD trở lên không vượt qua con số 50 dự án trong tổng số 3.883 dự án cấp mới, còn trong tổng lượt dự án góp vốn mua cổ phần có 1 dự án có quy mô lớn nhất 3,85 tỷ USD là dự án góp vốn mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội, thì cần được đánh giá lại về định hướng thu hút đầu tư theo ngành (như đã thực sự đúng là ngành mà Việt Nam đang cần thu hút đầu tư chưa khi Việt Nam có thị trường và năng lực sản xuất bia không nhỏ?) và số tiền thực tế mà nhà nước thu được qua phi vụ mua bán, chuyển nhượng này, nhất là trong trường hợp còn có cổ phần nhà nước trong Công ty TNHH Việt Nam Beverage?

Với đa số các dự án có quy mô vốn nhỏ như vậy sẽ không thể nào có được chuyển giao công nghệ nguồn, mà còn làm tăng thêm tính cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Việc tăng thu nhập bình quân cho người lao động tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ như vậy cũng sẽ rất khó khăn!

Bốn là về tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong số 34 doanh nghiệp FDI có số vốn đăng ký từ 100 triệu trở lên trong 2019 thì có tới 33 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với tình trạng này câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể thúc đẩy nhanh sự liên kết giữa 2 khối doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước?

Số liệu đến cuối năm 2018 cho biết tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm gần tới 80% số dự án FDI tại Việt Nam. Với thực tế này, vấn đề lớn là làm sao Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được kỳ vọng vào sự liên kết chặt chẽ giữa 2 khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài?

Những phân tích nêu trên mới chỉ động chạm tới một số thực tế trong thu hút ĐTNN 2019 và liên quan đến một số các hạn chế, tồn tại đã được phát hiện từ trước. Nhưng vẫn còn khá nhiều các tồn tại khác chưa được phân tích, mổ xẻ làm rõ như: Hệ thống tổ chức bộ máy và năng lực thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài còn bất cập, phân tán, chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu chủ động và tính chuyên nghiệp; Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng…

Thực tế cho thấy các yếu kém trong quản lý nhà nước về ĐTNN trên địa bàn nhiều tỉnh thành còn khá nổi cộm. Đơn cử như vụ tổ chức đánh bạc với quy mô lớn hàng trăm người nước ngoài tại dự án có tên là “OUR CITY/có thể hiểu là THÀNH PHỐ CỦA CHÚNG TA“ tại Hải Phòng; cho thấy quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài của chúng ta đã bị buông lỏng; rất thiếu sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan về đầu tư, du lịch, xuất nhập cảnh, lưu trú tạm trú…; cho thấy nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐTNN trong năm 2020 và các năm tới là hết sức thách thức.

Cần bộ lọc cho dòng vốn ngoại
Dự án góp vốn mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất năm 2019 với 3,85 tỷ USD.

Khắc phục hạn chế để tiếp tục thành công

Một trong các dấu ấn đặc biệt nhất trong thành tựu của ĐTNN 2019 là việc ban hành rất kịp thời, đúng thời điểm cần có một Nghị quyết của cấp lãnh đạo cao nhất “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030“. Đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, kể từ khi mở cửa thu hút ĐTNN, Bộ Chính trị có riêng 1 nghị quyết chuyên sâu về ĐTNN, đó là Nghị quyết 50, một nghị quyết đầy đủ, toàn diện về ĐTNN cho đến nay.

Tuy nhiên vẫn còn đó các ý kiến lo lắng cho việc thực hiện nhiệm vụ “Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021”, với thời hạn chỉ còn lại không đầy 12 tháng vào thời điểm này sẽ là một thách thức lớn, đòi hỏi cần có sự tổ chức thực hiện nghị quyết này một cách đồng bộ, quyết tâm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, địa phương thì nhiệm vụ này mới có thể hoàn thành đúng hạn.

Cụ thể, để khắc phục các hạn chế, tồn tại của ĐTNN hiện nay, giúp triển khai thực hiện Nghị quyết 50 hiệu quả, xin đề xuất một số ý kiến sau:

Thứ nhất, để thu hút ĐTNN có chọn lọc, đảm bảo yêu cầu về chất lượng hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, nên nghiên cứu, xem xét để có thể đặt ra được một tỷ lệ % đầu tư nhất định trong tổng vốn ĐTNN tại Việt Nam hàng năm (như tối đa là 25 %) đối với các dự án đầu tư có nguy cơ tiềm ẩn xấu đối với môi trường; không cho phép các nhà đầu tư đó đầu tư vượt ngưỡng 25% tổng vốn ĐTNN tại Việt Nam ở mọi thời điểm trong phạm vi cả nước. 

Cần sớm nghiên cứu bổ sung quy định điều kiện về quốc phòng, an ninh “đối với cả dự án đầu tư mới và cả dự án góp vốn, mua cổ phần…”; Cần phân định rõ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp và các lĩnh vực, khu vực nhất định không khuyến khích đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần (ví dụ như trường hợp vào ngành sản xuất bia như đã nêu trên).

Thứ hai, để xây dựng được mối liên kết giữa đầu tư trong nước với ĐTNN, cần có cơ chế đặc biệt khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh, thành lập công ty cổ phần, hạn chế tối đa hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. 

Có cơ chế giám sát, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài công khai phù hợp với luật pháp quốc tế (không nên để hiện tượng cửa đóng then cài của các doanh nghiệp loại này – như dự án OUR CITY đã nêu trên).

Thứ ba, để khắc phục hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, cần có quy định rõ trách nhiệm đối với nhà ĐTNN trong quá trình đầu tư tại Việt Nam và việc đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư có trách nhiệm được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn tới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tuân thủ nghiêm túc luật pháp của nước chủ nhà.

Một vấn đề quan trọng là để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 50 này của Bộ Chính trị, “nhận thức và sự nhất quán của các cấp, các ngành và của toàn xã hội” là rất quan trọng mà nội dung của Nghị quyết 50 đã làm rõ. 

Nhưng cần loại bỏ được nguyên nhân CHỦ QUAN và THỐNG NHẤT ĐƯỢC NHẬN THỨC VỀ ĐTNN trong toàn xã hội; trong đó công tác tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện, sẽ thúc đẩy được ĐTNN phát triển bền vững, đúng mục tiêu mà Việt Nam mong muốn cũng như mang lại hiệu quả cao, lâu dài cho cả các nhà đầu tư. 

Những điểm nhấn của FDI năm 2019
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so năm 2018 và là kỷ lục từ trước đến nay. Tổng vốn đăng kí cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so năm 2018, cao nhất trong 10 năm trở lại đây;
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD,tăng 4,2% so với năm 2018 và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 179,33 tỷ USD, tăng 4,4% so năm 2018 và chiếm 68,1% kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung trong năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 35,86 tỷ USD kể cả dầu thô, và xuất siêu 33,8 tỷ USD không kể dầu thô. Thặng dư thương mại từ khu vực đầu tư nước ngoài là nguồn bù đắp cho phần nhập siêu 25,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, khiến cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 9,9 tỷ USD trong năm 2019.
Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn với 1.314 dự án cấp mới, 861 lượt dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất và 2.261 lượt dự án góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đăng ký đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

*Bài viết phản ánh quan điểm TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Ba ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp của FDI

Ba ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp của FDI

Leader talk -  4 năm

Việt Nam cần tập trung vào môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống hành chính mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, gia tăng đóng góp của khu vực này vào phát triển.

Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019

Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019

Tiêu điểm -  4 năm

Các vị trí đầu trên bảng xếp hạng về đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019 đã xáo trộn nhiều so với các năm trước. Hàn Quốc trở thành 'quán quân' dù trước đó, Hồng Kông luôn dẫn đầu suốt 10 tháng qua. Đáng chú ý, Nhật Bản (dẫn đầu 2 năm trước) 'khiêm tốn' ở vị trí thứ tư.

Bộ lọc mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Bộ lọc mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Leader talk -  4 năm

Đây chính là thời điểm cần cài đặt một bộ lọc nhà đầu tư nước ngoài để có thể chọn được những nhà đầu tư ngoại thật sự có năng lực, thân thiện với môi trường, với xã hội Việt nam.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm

Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  6 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  8 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  8 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.