Phát triển bền vững

Phục hồi du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Phạm Sơn Thứ hai, 18/01/2021 - 12:14

Du lịch Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát thành công. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng rác thải có thể trở thành những nguy cơ đe dọa tới ngành du lịch trong dài hạn.

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn đang "mất điểm" vì khủng hoảng rác thải. Ảnh: Gobankingrate.

Hội An là điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất Việt Nam cho cả du khách trong và ngoài nước, với những kiến trúc cổ kính đậm bản sắc văn hóa, những bãi biển xanh cát vàng thơ mộng.

Cũng giống với nhiều điểm du lịch khác, vài năm trở lại đây, cảnh quan du lịch tại thành phố Hội An đang bị tàn phá bởi vấn nạn ô nhiễm rác thải. Theo ước tính của Phòng Tài nguyên môi trường TP. Hội An, năm 2019, tổng khối lượng rác thải tại Hội An rơi vào khoảng 37 nghìn tấn. Năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, lượng rác thải còn khoảng 29 nghìn tấn.

Dự kiến, đến năm 2025, lượng rác thải tại Hội An có thể chạm ngưỡng 50 nghìn tấn, gây tiêu tốn hàng chục tỷ đồng cho công tác xử lý, chưa kể những thiệt hại về cảnh quan du lịch khó có thể đo đếm được.

Thực tế, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Mộc Châu, Hạ Long, Mỹ Sơn, Đà Lạt đã nhận được nhiều đánh giá tiêu cực từ du khách về tình trạng rác thải, có nguy cơ khiến du khách “một đi không trở lại”, gây ra tổn thương cho ngành du lịch.

Mặt khác, những tác động của biến đổi khí hậu cũng đe dọa trực tiếp tới các hoạt động du lịch cũng như sinh kế của người dân. Báo cáo Điểm lại mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, 42% khách sạn ven biển của Việt Nam nằm ở khu vực có nguy cơ bị xói mòn.

Du lịch bền vững hậu đại dịch

Được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” nhưng du lịch đang tạo ra những tác động nghiêm trọng tới môi trường, do những hành vi thiếu ý thức đến từ cả du khách và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là vấn nạn khủng hoảng rác thải nhựa.

Tuy nhiên, du lịch cũng là mũi nhọn của tiến trình phục hồi kinh tế, khi chiếm tới gần 10% GDP năm 2019. Trong bối cảnh ngành du lịch đang từng bước phục hồi, WB cho biết, hậu đại dịch sẽ là cơ hội tốt để tái cơ cấu ngành du lịch theo hướng thân thiện với môi trường, bởi “Covid-19 đang khiến con người điều chỉnh lối sống cho phù hợp với môi trường xung quanh”.

Hướng tới thúc đẩy du lịch bền vững, nhiều mô hình, sáng kiến, giải pháp đã được các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phối hợp triển khai, trong đó có thể kể đến dự án Reform Plastics do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và các bên liên quan phối hợp thí điểm tại Cù Lao Chàm.

Phục hồi du lịch gắn với bảo vệ môi trường
Hình ảnh phản ánh của du khách về rác thải tại Hội An.

Với sự hỗ trợ của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), dự án sẽ được triển khai trên nhiều địa điểm du lịch trên cả nước, với phương mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý nước thải, rác thải nhựa, rác thải hữu cơ, đưa các loại chất thải này quay trở lại làm đầu vào cho sản xuất.

Bên cạnh đó, PRO Việt Nam cũng kêu gọi người dân, du khách cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tích cực hỗ trợ thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế xả thải để đóng góp vào thành công của dự án. 

Đây là một trong nhiều dự án thí điểm của PRO Việt Nam để hướng tới mục tiêu tái chế 100% bao bì được các thành viên trong liên minh sử dụng vào năm 2030. Theo đại diện của PRO Việt Nam, các dự án này sẽ được thí điểm đồng loạt, lựa chọn ra mô hình thành công để nhân rộng trên quy mô toàn quốc.

Cùng với những sáng kiến hạn chế tác động tới môi trường, công tác bảo vệ ngành du lịch trước diễn biến tiêu cực của khí hậu cũng cần được đẩy mạnh triển khai. Phát biểu về phương án hỗ trợ ngành du lịch hậu đại dịch, ông Vũ Tiến Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề xuất cần có những chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân tại những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  16 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  3 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  4 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  6 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  22 phút

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  41 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.