Sức ép gia tăng với PV Power
Món "nợ" 9.044 tỷ đồng thực hiện nội dung kiểm toán trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm kéo dài, cùng với hoàn thành hai dự án điện tỷ đô, là những sức ép rất lớn đối với PV Power.
PV Gas và PV Power đứng trước cơ hội nắm quyền phát triển Trung tâm điện lực Vũng Áng III, nếu đề xuất của tỉnh Hà Tĩnh được chấp thuận.
Người dầu khí bắt mạch điện khí
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất đưa Nhiệt điện khí LNG Vũng Áng III vào danh mục dự án khẩn cấp, nguồn điện quan trọng ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thay thế cho các dự án chậm tiến độ hoặc không thể triển khai trong đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Lý giải với Thủ tướng và Bộ Công thương về tính chất cần thiết và mức độ thuận lợi khi đẩy sớm tiến độ đầu tư nhiệt điện LNG Vũng Áng III trước 2030 (thay vì sau 2030 như Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII), tỉnh dẫn chiếu Kết luận 76 ban hành tháng 4/2024 của Bộ Chính trị và Luật Điện lực.
Cụ thể, năm 2023, sau khi Quy hoạch điện VIII được duyệt, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas) lần lượt đề xuất đầu tư và lập xong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhiệt điện LNG Vũng Áng III, kho cảng LNG trung tâm công suất 1-3 triệu tấn/năm tại Vũng Áng.
Từ việc hai doanh nghiệp họ dầu khí mau mắn đề xuất và nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ – đạt tới bước báo cáo tiền khả thi, năm 2024 chứng kiến diễn biến khá nhanh chóng xoay quanh nhiệt điện LNG Vũng Áng III.
Cụ thể, sau khi UBND tỉnh đồng ý cho PV Gas, PV Power nghiên cứu đầu tư, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia, Petrovietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN thỏa thuận hợp tác cấp LNG từ kho LNG Vũng Áng cho nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II. Phương án này là nhằm tối ưu đầu tư hạ tầng kho chứa, cảng biển giúp giảm cước phí, giá khí LNG tái hóa và giảm giá thành phát điện.
Đồng thời, theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, việc này cũng phù hợp với Kết luận số 76 năm 2024 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết 41 năm 2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới. Phương án cũng phù hợp với Luật Điện lực về “ưu tiên phát triển các dự án điện lực gắn với việc sử dụng chung hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng, đường ống khí để giảm giá thành sản xuất điện”.
Thực tế, tỉnh đã sớm đề đạt nguyện vọng đẩy thời điểm thực hiện Nhiệt điện LNG Vũng Áng III (hay còn gọi là Trung tâm điện lực Vũng Áng III) trước mốc 2030, chỉ vài tháng sau khi Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Đề xuất này tiếp tục được nhắc lại vào cuối năm vừa qua, khi Hà Tĩnh đề nghị Bộ Công thương chuyển trạng thái từ “suất dự bị” (tiềm năng xem xét sau 2030) sang “đá chính” – tức quan trọng, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.
Trạng thái có phần “nóng ruột” của tỉnh về dự án này không khó hiểu, nếu thấy rõ vai trò của Trung tâm điện lực Vũng Áng III đặt trong Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng – một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia được thành lập và định hình gần 2 thập kỷ qua.
Theo Đề án quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020, KKT Vũng Áng được xác định ưu tiên đầu tư xây dựng trong phương hướng phát triển chung của hệ thống 15 KKT ven biển để trở thành KKT trọng điểm tại miền Trung, là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây.
Ngoài trọng điểm về sản xuất gang thép, công nghiệp sau thép, dịch vụ cảng biển nước sâu, KKT Vũng Áng còn được xác định là Trung tâm điện lực của khu vực và cả nước.
Theo Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh, Trung tâm điện lực Vũng Áng III gồm hai nhà máy nhiệt điện đốt than công nghệ truyền thống với tổng công suất 2.400MW, dự kiến vận hành toàn bộ 4 tổ máy vào năm 2030.
Quy hoạch chuyên ngành rõ nét, địa điểm mặt bằng sẵn sàng, nhưng 5 năm trước tỉnh đã phải kiến nghị xin chuyển đổi Trung tâm điện lực Vũng Áng III từ đốt than sang sử dụng khí LNG bởi sự cố môi trường biển năm 2016. Đồng thời, việc điều chỉnh sang tổ hợp điện – khí LNG nhằm đáp ứng Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị cũng như cam kết của Việt Nam tại COP26.
Tới năm 2022, mong muốn của địa phương được đáp lại bằng Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó xác định KKT Vũng Áng có nhà máy điện khí Vũng Áng III công suất 4.500MW và nhà máy điện khí Formosa công suất 600MW.
Và lần lượt những bản quy hoạch về tổng thể năng lượng quốc gia hay hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ mới đều thể hiện: KKT Vũng Áng được quy hoạch kho khí LNG và dự án Nhà máy điện khí Vũng Áng III được cập nhật trong Danh mục dự án đầu tư phát triển nguồn điện của quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Cộng hưởng sức hút của cảng nước sâu Sơn Dương - được ví như động lực phát triển chính của KKT Vũng Áng, cùng chuẩn bị kỹ càng của tỉnh (về quỹ đất, ưu đãi đầu tư, đấu nối nguồn điện bằng 2 đường dây 500kV và đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu), tổ hợp điện - khí LNG Vũng Áng III đồng bộ với kho khí LNG lọt mắt xanh của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ngay từ giai đoạn 2020.
Nhạy bén và sớm nhất trong số này, phải nhắc tới Tập đoàn T&T với ngỏ ý khảo sát, nghiên cứu vị trí đầu tư Trung tâm điện khí LNG Vũng Áng vào giữa năm 2019.
Lần lượt từ đây, năm 2020 chứng kiến những thương hiệu mạnh dù chưa thạo nghề điện như liên danh Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn – Công ty CP Đầu tư và phát triển Đông Thịnh Phát, hay lão luyện trong giới công nghiệp năng lượng truyền thống như Vietracimex, liên danh PV Power – Công ty CP Đầu tư TTG – Công ty Quantum (Mỹ) đề xuất đầu tư dự án này.
Dẫu vậy, những tên tuổi nêu trên tới nay mới chỉ dừng ở mức độ quan tâm, nghiên cứu ý tưởng đối với tổ hợp nhà máy – kho khí LNG Vũng Áng. Thay vào đó, dù được coi là “kẻ đến sau”, nhưng PV Power, PV Gas, Petrovietnam hay EVN đang đứng trước cơ hội nắm quyền phát triển toàn bộ tổ hợp này.
Nếu được chấp thuận bổ sung vào đề án điều chỉnh quy hoạch điện VIII, tức dự án được thông nút quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, dự báo tổ hợp LNG Vũng Áng III sẽ nhanh chóng được triển khai đầu tư với các yếu tố đầu vào đã sẵn sàng.
Cơ sở của dự báo này, là dựa trên kinh nghiệm làm điện khí của PV Power, năng lực tài chính và chuyên môn dày dặn của PV Gas khi triển khai các siêu dự án kho cảng LNG. Đặc biệt, tham vọng và thể hiện thực tế của hai nhà đầu tư họ dầu khí này cũng lý giải vì sao UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định “chọn mặt gửi vàng”.
Rõ nhất, PV Gas xác lập vị thế là nhà vận chuyển và cung cấp khí khô lớn nhất, nhà nhập khẩu và kinh doanh LNG đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam.
Khoảng 1 năm trở lại đây, PV Gas gấp rút "đánh chiếm" thị phần kho cảng LNG, LPG thông qua tiếp cận, đẩy nhanh thủ tục đầu tư các dự án kho cảng LPG tại đảo Cái Tráp (Hải Phòng) – mảnh ghép quan trọng trong dự án điện khí LNG 1.600 MW trị giá 1,9 tỷ USD, cấp khí LNG cho nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, Trung tâm điện khí LNG Nam Định… Tức, PV Gas sẽ “làm chủ cuộc chơi” điện khí LNG và hạ tầng lưu trữ năng lượng khu vực phía Bắc nếu hoàn thành khâu thủ tục., sau khi khánh thành kho LNG 1 MMTPA Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu, kho LNG đầu tiên của Việt Nam vào năm 2023.
Nếu được bước vào LNG Vũng Áng III, PV Power sẽ tiếp tục làm giàu thêm bộ sưu tập các dự án điện khí tỷ đô gồm: Nhơn Trạch 3&4 trị giá 1,4 tỷ USD tại tỉnh Đồng Nai, LNG Quảng Ninh 1.500MW trị giá gần 48.000 tỷ đồng.
Thậm chí, ông lớn này còn tham vọng thực hiện tổ hợp sản xuất điện sạch tích năng trị giá gần 4 tỷ USD tại Ninh Thuận, dù mới đây còn đối diện với sức ép từ món nợ hơn 9.000 tỷ đồng với Kiểm toán Nhà nước, hay lợi nhuận ảm đạm suốt giai đoạn từ 2019 đến 2023 sau khi niêm yết.
Món "nợ" 9.044 tỷ đồng thực hiện nội dung kiểm toán trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm kéo dài, cùng với hoàn thành hai dự án điện tỷ đô, là những sức ép rất lớn đối với PV Power.
Mặc dù lợi nhuận không bứt phá như dự báo nhưng PV Gas vẫn ghi nhận những bước tiến về các chỉ tiêu doanh thu và thị phần.
Thu xếp vốn vay là một trong những khó khăn lớn nhất của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 2 trị giá hơn 48.000 tỷ đồng do EVN làm chủ đầu tư.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.