Formosa, Núi Pháo vào diện kiểm soát môi trường đặc biệt
Th.Dương
Thứ hai, 27/11/2017 - 14:44
Bộ Tài nguyên & Môi trường khi thực hiện đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường đã rà soát, đưa 28 doanh nghiệp vào diện kiểm soát đặc biệt, trong đó có Formosa, Núi Pháo.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức cho hay có 28 doanh nghiệp nằm trong diện kiểm soát đặc biệt
Sáng 27/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2017.
Trả lời câu hỏi về đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường đối với các doanh nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) Hoàng Văn Thức khẳng định đây là đề án áp dụng đối với những cơ sở có thể phát sinh ô nhiễm môi trường cao.
Đề án được thực hiện theo chỉ đạo trong Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ sau khi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng đối với Formosa. Mục tiêu của đề án là kiểm soát được ô nhiễm môi trường, không để bị động như thời điểm năm 2016.
Theo ông Thức, đề án nêu rõ 6 loại hình doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao, như doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng, nhiệt điện, khai thác khoáng sản…
Ngoài ra, đề án cũng xác định bộ tiêu chí để từ đó xác định những loại hình có phát sinh chất thải gây ô nhiễm, cụ thể tiêu chí đó là: quy mô, công suất có tầm ảnh hưởng rộng; vị trí đặt dự án; công nghệ sản xuất; công tác kiểm soát của dự án… Bên cạnh đó, cũng có tiêu chí rà soát dự án ngay từ khâu cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường… để phòng ngừa.
"Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lấy ý kiến, rà soát được 28 cơ sở để đưa vào kiểm soát đặc biệt"- ông Thức cho biết.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức cũng cho hay các doanh nghiệp như Formosa, doanh nghiệp khai thác quặng đa kim Núi Pháo… đã được đưa vào đề án kiểm soát đặc biệt này.
Liên quan đến quy chuẩn thải đối với Formosa, đại diện Bộ Tài Nguyên & Môi trường cũng cho biết đã rà soát và đề xuất sửa đổi 24 quy chuẩn về kiểm soát môi trường. Cùng đó, đề xuất sửa đổi 3 quy chuẩn liên quan đến ngành thép (về khí thải, nước thải, trầm tích đáy).
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho biết, tính chung 9 tháng năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2016 và mức tăng 7,2% của 8 tháng năm nay (Trong đó: Quý I tăng 3,9%; quý II tăng 8,1%; quý III ước tính tăng 9,7%).
"Formosa là thất bại nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, đặt ra nhiều bài học yêu cầu chúng ta buộc phải sửa đổi để có thể đi tiếp thành công hơn", TS. Phan Hữu Thắng nhìn nhận.
Để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.