Leader talk
Quản trị sức khoẻ doanh nhân
Sức khoẻ của doanh nhân gắn chặt với sức khoẻ của doanh nghiệp.

Khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời.
Theo ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Tập đoàn Intracom đồng thời là Chủ tịch Tổ hợp Y tế Phương Đông, với doanh nhân, vấn đề sức khỏe càng phải được coi trọng hơn.
Khi vị trí trong doanh nghiệp càng cao và công việc càng nhiều, càng cần chăm lo đến sức khỏe. Bởi lẽ, sức khỏe của người đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, từ gia đình cho đến nhân viên dưới quyền và xa hơn là làm gián đoạn sự kết nối, hợp tác với bạn bè, đối tác.
Ông Việt nhận định, sức khỏe doanh nhân gắn chặt với sức khỏe của doanh nghiệp.
Là doanh nhân, ai cũng bận rộn. Trọng trách càng lớn, công việc càng nhiều. Nhưng vị cá mập chương trình Shark Tank cho rằng, “tham công tiếc việc” không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Ông Việt cho rằng đừng cho công việc là ưu tiên hàng đầu, cao hơn hẳn mọi thứ khác. Coi nhẹ sức khỏe chính là sai lầm vì nếu không có sức khỏe thì sẽ chẳng có gì.
Ông Việt đã từng trải qua cảnh cùng người thân chen chúc trong cảnh quá tải của bệnh viện công, từng chứng kiến những người quen và cả những người xa lạ tuyệt vọng vì bệnh tật.
Những điều đó chính là động lực thôi thúc ông quyết tâm xây dựng hệ thống y tế tư nhân, sau đó mở rộng thêm các lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp để rồi từng bước kết nối và xây dựng hệ sinh thái khép kín.
Con người ai cũng không thoát khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử của tự nhiên. Tuy nhiên, thay vì có bệnh mới vái tứ phương, ông Việt cho rằng điều mà bất cứ người nào cũng có thể làm được là phòng bệnh hơn chữa bệnh, tầm soát bệnh hơn trị bệnh, ngăn chặn bệnh hơn phát tác bệnh trước khi quá muộn.
Ngoài những yếu tố khách quan khó có thể can thiệp liên quan đến cơ địa, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội… còn có những yếu tố chủ quan có thể thay đổi như các thói quen xấu, các thái độ “ứng xử” với sức khỏe của mỗi người.
Để quản trị sức khỏe, tại toạ đàm Quản trị sức khoẻ doanh nhân do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức, ông Việt đã chỉ ra năm điều quan trọng các doanh nhân cần lưu ý.
Thứ nhất là phòng bệnh từ xa. Ông Việt cho biết, “bệnh thường từ miệng mà vào”, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có 30 – 40% ca bệnh ung thư ở nam và 60% ca ung thư ở nữ giới được chứng minh là có nguồn gốc liên quan đến chế độ ăn uống.
Vì vậy, doanh nhân nói riêng và mọi người nói chung nên thay đổi thói quen ăn uống, chọn lọc thực phẩm tốt cho sức khỏe thay vì chỉ ăn theo sở thích, khẩu vị. Xem xét đến chế độ ăn thực dưỡng chữa bệnh.
Thứ hai là giữ trạng thái cân bằng. Nên thay đổi nếp sinh hoạt, điều độ hơn, cân bằng giờ nghỉ giờ làm, tập thói quen tốt như thể dục hằng ngày, lên kế hoạch, lịch trình để đảm bảo xử lý ổn thỏa công việc và thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức khỏe.
Thứ ba là dưỡng tinh thần - tận hưởng cuộc sống. Đừng lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào công việc. Shark Việt cho rằng nếu làm việc thấy mệt mỏi quá, không tìm thấy lối thoát thì chính là việc làm ta, khi nào làm việc mà thấy như ta không làm mới là làm việc.
Muốn được như vậy, doanh nhân không chỉ phải nuôi thể lực mà còn phải dưỡng tinh thần. Thân - thần - trí minh mẫn thì doanh nhân mới tràn đầy năng lượng và hứng khởi trong công việc.
Thứ tư là chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ. Giống như doanh nghiệp phải có căn cơ mới đứng vững, sức khỏe phải có quá trình chăm sóc mới viên mãn. Đừng đợi có bệnh mới chữa vì đôi khi có thể quá muộn. Việc khám sức khỏe định kỳ thường chỉ mất nửa ngày đến một ngày để nhận kết quả, trong khi phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mới phát hiện bệnh và nhận được kết luận “sức khỏe bình thường”.
Thứ năm là kiểm soát căng thẳng, áp lực. Thương trường chao đảo, biến động kinh tế tạo áp lực lên đôi vai các doanh nhân. Gồng gánh một doanh nghiệp thành công đòi hỏi doanh nhân phải kiểm soát được căng thẳng và có một tinh thần thép.
Thông thường, mỗi doanh nhân sẽ có phương pháp quản lý sự căng thẳng khác nhau. Bí quyết của ông Việt chính là “tìm thấy an yên trong đạo Phật” và áp dụng triết lý nhà Phật vào kinh doanh.
Hậu đại dịch Covid-19 cần những nhà lãnh đạo 'kiên tâm'
Hiến máu nhân đạo - quản trị giá trị từ hành động nhân ái
Nếu người lãnh đạo dẫn dắt đội ngũ thông qua các giá trị đích thực ẩn sâu trong mỗi con người thay vì chỉ bằng tư duy lãnh đạo trên công việc và năng suất thì có thể tạo nên giá trị của một văn hoá tương thân tương ái. Từ đó, khơi gợi nhân sự sử dụng chữ “tâm” không chỉ trong cuộc sống mà còn trong công việc, tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Hậu đại dịch Covid-19 cần những nhà lãnh đạo 'kiên tâm'
Để tăng thêm niềm tin cho mọi người với tâm lý bất ổn trong và sau khủng hoảng, cần có những nhà lãnh đạo thực sự kiên tâm để vượt qua những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua, đồng thời đưa doanh nghiệp vươn mình trỗi dậy sau đại dịch.
Chân dung nhà lãnh đạo kiểu mới
Lãnh đạo thời nay không còn thuần tuý là người chỉ tay năm ngón mà là một hình mẫu tổng hợp các tố chất cũng như công việc của nhà chỉ huy, người cùng kiến tạo, nhà huấn luyện, người hợp tác và nhà truyền thông.
Các phẩm chất nền tảng của một nhà lãnh đạo bền vững
Thế giới hiện đại với những thay đổi chóng mặt xung quanh ta luôn là một thử thách cho bất cứ ai, trong cuộc sống, trong công việc, và sau cuối là trong việc tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.