Quảng Ninh cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU
Quảng Ninh ưu tiên chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm phát triển ngành thủy sản một cách bền vững.
Những vướng mắc trong quy định hiện hành đã làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn đến từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lực phục vụ tái thiết sản xuất.
Bão số 3 vừa qua đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho tỉnh Quảng Ninh, ước tính thiệt hại lên đến 24.223 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng thiệt hại toàn quốc.
Hơn 90% cửa kính các khách sạn, nhà hàng ven biển bãi cháy bị vỡ vụn, gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất. Các cơ sở kinh doanh ẩm thực lớn như Hương Đà, Thùy Linh, Thủy Chung và Vua Hải Sản đều chịu ảnh hưởng không nhỏ, ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Tình trạng tàu bè du lịch cũng hết sức bi đát. Nhiều con tàu có sức chứa từ 48 đến 99 khách, trị giá từ 2-6 tỷ đồng đến 18-20 tỷ đồng, nay đều bị hư hỏng nghiêm trọng. Việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian, khiến các chủ tàu rơi vào tình cảnh khó khăn. Do phần lớn tàu thuyền được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, nên việc phục hồi sau bão gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi nỗ lực lớn từ phía các chủ tàu.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau bão, ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh xem xét phê duyệt, giúp người dân giảm bớt gánh nặng về tài chính, yên tâm khắc phục, từng bước tái sản xuất.
NHNN chi nhánh Quảng Ninh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị về việc đưa ra các cơ chế, chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do bão, triển khai chính sách khoanh nợ cho khách hàng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
NHNN chi nhánh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3 theo Nghị định số 55.
Tính đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 12.689 khách hàng với dư nợ 871,6 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay đối với 5.590 khách hàng với tổng dư nợ được giảm lãi suất là 18.290 tỷ đồng; cho vay mới đối với 3.888 khách hàng với tổng số tiền cho vay là 1.480 tỷ đồng.
Về việc khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh đã rà soát 414 người dân đủ điều kiện khoanh nợ với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng gồm nợ gốc và lãi, và hoàn thiện hồ sơ trình cấp Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh xem xét phê duyệt góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người dân, giúp họ yên tâm khắc phục hậu quả bão, từng bước tái sản xuất, phục hồi cuộc sống.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng một số hạn chế trong các quy định hiện hành đã tạo nên những trở ngại cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn phục hồi, tái sản xuất và ổn định đời sống sau cơn bão số 3.
Hiện nay chỉ có chính sách khoanh nợ được áp dụng cho lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55, trong khi các ngành, lĩnh vực khác vẫn chưa được hưởng chính sách tương tự.
Thực trạng nhiều người dân và doanh nghiệp đã mất đi tài sản bảo đảm cho khoản vay mới, trong khi họ lại có nhu cầu vay thêm vốn để tái đầu tư, đã đặt ra những thách thức lớn cho việc phục hồi sản xuất và kinh doanh sau bão.
Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, “NHNN chi nhánh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đề nghị NHNN Việt Nam xem xét theo thẩm quyền và báo cáo, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cơ chế nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, cho phép mở rộng đối tượng được hưởng chính sách khoanh nợ, chính sách riêng về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.”
Bên cạnh đó, ông Hiển cho rằng, Trung ương cũng cần nghiên cứu chính sách về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ bị thiệt hại do bão số 3. Đồng thời, cần có cơ chế riêng về cho vay tín chấp, cho vay không có tài sản bảo đảm để xử lý rủi ro, tạo cơ sở pháp lý, khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn cho vay, nhất là những trường hợp không còn tài sản để thế chấp, nhằm giúp họ tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất.
Bão số 3 vừa qua đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho tỉnh Quảng Ninh, ước tính thiệt hại lên đến 24.223 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng thiệt hại toàn quốc.
Hơn 90% cửa kính các khách sạn, nhà hàng ven biển bãi cháy bị vỡ vụn, gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất. Các cơ sở kinh doanh ẩm thực lớn như Hương Đà, Thùy Linh, Thủy Chung và Vua Hải Sản đều chịu ảnh hưởng không nhỏ, ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Tình trạng tàu bè du lịch cũng hết sức bi đát. Nhiều con tàu có sức chứa từ 48 đến 99 khách, trị giá từ 2-6 tỷ đồng đến 18-20 tỷ đồng, nay đều bị hư hỏng nghiêm trọng. Việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian, khiến các chủ tàu rơi vào tình cảnh khó khăn. Do phần lớn tàu thuyền được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, nên việc phục hồi sau bão gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi nỗ lực lớn từ phía các chủ tàu.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau bão, ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh xem xét phê duyệt, giúp người dân giảm bớt gánh nặng về tài chính, yên tâm khắc phục, từng bước tái sản xuất.
NHNN chi nhánh Quảng Ninh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị về việc đưa ra các cơ chế, chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do bão, triển khai chính sách khoanh nợ cho khách hàng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
NHNN chi nhánh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3 theo Nghị định số 55.
Tính đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 12.689 khách hàng với dư nợ 871,6 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay đối với 5.590 khách hàng với tổng dư nợ được giảm lãi suất là 18.290 tỷ đồng; cho vay mới đối với 3.888 khách hàng với tổng số tiền cho vay là 1.480 tỷ đồng.
Về việc khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh đã rà soát 414 người dân đủ điều kiện khoanh nợ với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng gồm nợ gốc và lãi, và hoàn thiện hồ sơ trình cấp Ngân hàng Chính sách xã hội và UBND tỉnh xem xét phê duyệt góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người dân, giúp họ yên tâm khắc phục hậu quả bão, từng bước tái sản xuất, phục hồi cuộc sống.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng một số hạn chế trong các quy định hiện hành đã tạo nên những trở ngại cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn phục hồi, tái sản xuất và ổn định đời sống sau cơn bão số 3.
Hiện nay chỉ có chính sách khoanh nợ được áp dụng cho lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55, trong khi các ngành, lĩnh vực khác vẫn chưa được hưởng chính sách tương tự.
Thực trạng nhiều người dân và doanh nghiệp đã mất đi tài sản bảo đảm cho khoản vay mới, trong khi họ lại có nhu cầu vay thêm vốn để tái đầu tư, đã đặt ra những thách thức lớn cho việc phục hồi sản xuất và kinh doanh sau bão.
Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, “NHNN chi nhánh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đề nghị NHNN Việt Nam xem xét theo thẩm quyền và báo cáo, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cơ chế nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, cho phép mở rộng đối tượng được hưởng chính sách khoanh nợ, chính sách riêng về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.”
Bên cạnh đó, ông Hiển cho rằng, Trung ương cũng cần nghiên cứu chính sách về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ bị thiệt hại do bão số 3. Đồng thời, cần có cơ chế riêng về cho vay tín chấp, cho vay không có tài sản bảo đảm để xử lý rủi ro, tạo cơ sở pháp lý, khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn cho vay, nhất là những trường hợp không còn tài sản để thế chấp, nhằm giúp họ tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất.
Quảng Ninh ưu tiên chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm phát triển ngành thủy sản một cách bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giáo dục di sản văn hóa trong trường học, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững và nuôi dưỡng bản sắc địa phương.
Quảng Ninh hướng tới khai thác giá trị văn hóa để thúc đẩy kinh tế bền vững, từ bảo tồn di sản đến phát triển du lịch sáng tạo, tạo động lực tăng trưởng dài hạn.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.