Doanh nghiệp
Quỹ đầu tư Châu Âu rót vốn vào hệ thống cầm đồ F88
F88 đã phát triển 45 cửa hàng cầm đồ chuyên nghiệp ở 6 thành phố lớn phía bắc với tổng giá trị giải ngân năm 2017 gần 600 tỷ đồng.
Công ty F88 vừa thông báo nhận thêm vốn đầu tư từ Granite Oak - một quỹ đầu tư Châu Âu. Số tiền đầu tư mới chưa được tiết lộ nhưng công ty cho biết nhà đầu tư định giá F88 gần 1.000 tỷ đồng.
Ông Phùng Anh Tuấn - Chủ tịch F88 cho biết, khoản đầu tư mới sẽ được sử dụng cho việc mở rộng chuỗi các cửa hàng của F88 tại TP. HCM cũng như tăng dư nợ cho vay trên 45 cửa hàng hiện có.
"F88 cũng vừa mới khai trương các cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM trong tuần vừa qua và theo đúng tiến độ tăng trưởng lên 300 cửa hàng vào năm 2021 trên toàn quốc", ông Phùng Tuấn Anh nói.
Còn ông Simon Wagner, Tổng giámđốc Quỹ đầu tư Granite Oak nhận định: "Mặc dù để phát triển thị trường cầm đồ chuyên nghiệp, thân thiện ở Việt Nam không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi tin tưởng việc hợp tác đầu tư này sẽ mang tới sự tăng trưởng thần tốc cho F88 trong những năm tới".
F88 ra đời từ năm 2013, là một startup hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ. Với mô hình hệ thống cầm đồ toàn quốc, F88 hiện cung cấp các dịch vụ cho vay thế chấp đa dạng như ô tô, xe máy, điện thoại, laptop… với đặc thù là các khoản vay ngắn, giá trị nhỏ.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ cầm đồ tới đông đảo người tiêu dùng, F88 cũng triển khai các dịch vụ tài chính tiện ích như thu hộ, chi hộ, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền, nạp rút tiền… thông qua các đối tác Momo, Payoo trên toàn hệ thống cửa hàng.
Suốt từ giai đoạn cuối năm 2016 - thời điểm F88 bắt đầu công bố rộng rãi trên truyền thông, báo đài tới nay, định hướng cho thị trường và khách hàng hiểu về cầm đồ luôn là mục tiêu mà chuỗi F88 theo đuổi.
Gần đây nhất, F88 đã có bước chuyển mình khi chính thức nam tiến với điểm dừng chân đầu tiên là thị trường TP. HCM. F88 đã mở 2 điểm mới nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 và Âu Cơ.
Động thái nam tiến nằm trong kế hoạch phát triển dài hạn của chuỗi cầm đồ này. Phía F88 cho biết, TP. HCM là thị trường tiềm năng cho vay tài chính tiêu dùng, quy mô và số lượng cửa hàng F88 tại đây có thể phát triển gấp 3 lần thị trường Hà Nội.
"Trong đó, kinh nghiệm quản lý, vận hành cũng như phát triển chuỗi F88 tại các thành phố lớn ở phía Bắc sẽ là tiền đề để công ty nhanh chóng mở rộng mạng lưới của mình tại thị trường phía Nam", ông Phùng Anh Tuấn thông tin thêm.
Ở thời điểm hiện tại, F88 được cho là đang "tăng tốc" mở rộng quy mô chuỗi cửa hàng. Từ khi thành lập tới nay, công ty đã phát triển 45 cửa hàng cầm đồ chuyên nghiệp ở 6 thành phố lớn phía bắc với tổng giá trị giải ngân năm 2017 gần 600 tỷ đồng.
Trước đó, công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital vừa thông báo Quỹ thành viên Mekong Enterprise Fund III (MEF III) đã hoàn thành gói đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư F88.
Mặc dù Mekong Capital không đề cập số vốn đầu tư cụ thể, nhưng kể từ khi ra mắt vào tháng 5/2015 đến nay, MEF III thường tập trung vào các khoản từ 6 đến 15 triệu USD cho các danh mục đầu tư thiểu số, hoặc đầu tư nắm quyền kiểm soát.
Chuỗi cầm đồ F88 nam tiến với tham vọng mở 200 cửa hàng ở TP. HCM
Chuỗi cầm đồ F88 nam tiến với tham vọng mở 200 cửa hàng ở TP. HCM
Theo Chủ tịch F88, TP. HCM là thị trường tiềm năng cho vay tài chính tiêu dùng, quy mô và số lượng cửa hàng F88 tại đây có thể phát triển gấp 3 lần thị trường Hà Nội.
Làm thế nào để mở rộng không gian tài chính cho phát triển bền vững của Việt Nam?
Việc gia tăng tiềm năng chi tiêu cho phát triển mà không làm tổn hại đến sự bền vững của hệ thống tài chính công cũng như nền kinh tế sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.
Công ty tài chính của HDBank vay vốn Vietinbank tại Đức?
Ngày càng có nhiều công ty tài chính tiêu dùng gia nhập thị trường, không chỉ cạnh tranh cho vay, các công ty tài chính còn chạy đua trong việc huy động vốn chi phí thấp để cung cấp cho khách hàng.
F88 và cuộc cách mạng trong ngành cầm đồ Việt Nam
“Cả thế giới đang tập trung vào World Cup, nhưng không ai để tâm đến khó khăn tài chính bạn đang gặp phải - Đến với F88 bạn sẽ có tiền chỉ trong 15 phút” – Khẩu hiệu của chuỗi cửa hàng cầm đồ thân thiện, chuyên nghiêp lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.