Khởi nghiệp
Sau gọi trực thăng, FastGo sẽ có dịch vụ gọi du thuyền
Bên cạnh mảng gọi xe, FastGo đang tích cực xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ du lịch gồm: gọi trực thăng, du thuyền với hy vọng tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua với Grab, Go-Viet, Be
FastGo là ứng dụng gọi xe của Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn NextTech được dẫn dắt bởi nhà sáng lập và CEO Nguyễn Hữu Tuất. Ứng dụng xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 2018 sau 3 năm xây dựng và phát triển.
Ứng dụng đang cung cấp dịch vụ gọi xe ô tô gồm FastCar, JustGo và FastTaxi, dịch vụ gọi xe hai bánh FastBike Pro. Sau 9 tháng ra mắt, FastGo cho biết đang có gần 1 triệu khách hàng tải về ứng dụng, với 60.000 đối tác lái xe đăng ký tham gia.
Bên cạnh hoạt động gọi xe, mới đây, công ty đã giới thiệu tới khách hàng dịch vụ gọi trực thăng FastSky. Tuy nhiên, xoay quanh dịch vụ mới mẻ này, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra với startup 3 năm tuổi.
Chào ông Tuất, được biết mới đây FastGo đã chính thức triển khai dịch vụ gọi trực thăng FastSky. Mong ông chia sẻ chi tiết hơn về dịch vụ này?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: Vào ngày 10/5, chúng tôi đã ra mắt dịch vụ gọi trực thăng mang tên FastSky và chính thức vận hành, cung cấp dịch vụ vào tối 20/5, thông qua đối tác là Công ty trực thăng miền Bắc (thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam).
Thời gian đầu, FastSky sẽ cung cấp 2 dịch vụ chính là FastHeli Tour và FastHeli Wedding. Được biết, FastHeli Tour là dịch vụ tour ngắm cảnh Hạ Long bằng trực thăng. Còn FastHeli Wedding là dịch vụ chụp hình cưới và du lịch ngắm cảnh cho cặp đôi.
Chi phí rẻ nhất cho một chuyến tham quan ngắm cảnh Vịnh Hạ Long 12 phút khoảng gần 3 triệu đồng. Ngoài ra, nhờ việc áp dụng công nghệ của ứng dụng gọi xe FastGo, khách hàng có thể trả góp qua thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm với lãi suất 0% cho các chuyến bay từ 3 triệu đồng trở lên.
Liệu một hãng gọi xe Việt Nam cung cấp dịch vụ gọi trực thăng có được coi là điều lạ lùng không thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: (cười) Đúng là ở Việt Nam, dịch vụ gọi trực thăng còn khá mới mẻ dù thực tế đã xuất hiện từ rất lâu. FastGo vinh dự là đơn vị đi tiên phong tại Việt Nam, còn trên thế giới, Uber cũng từng hé lộ dự án tương tự có tên UberAir vào tháng 8/2018, tại Tokyo, Nhật Bản.
Theo tôi được biết, Uber sẽ hợp tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) để phát triển loại trực thăng chạy bằng điện và có tốc độ bay khoảng 320 km/h. Sớm hơn Tokyo, Sydney, Dallas và Los Angeles sẽ là những thành phố đầu tiên trên thế giới có dịch vụ UberAir bằng trực thăng vào năm 2020. Thậm chí, nếu triển khai thành công, UberAir sẽ trở thành phương tiện giao thông công cộng phục vụ cho Thế Vận Hội Los Angeles 2028.
Phải chăng, việc FastGo ra mắt dịch vụ FastSky là để đón đầu xu hướng biến trực thăng trở thành một phương tiện giao thông?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: Tới ngày trực thăng có thể trở thành một phương tiện giao thông thực sự, tôi cho rằng còn rất xa. Nhưng với việc các thành phố ở Pháp, Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai dịch vụ này, thì xu hướng được hình thành là điều tất yếu.
Trên thực tế, Singapore và New Zealand đã bắt đầu thử nghiệm từ năm ngoái việc dùng trực thăng như là phương tiện giao thông công cộng. Tất nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn một điều, đó là các hành khách sử dụng dịch vụ gọi trực thăng được xác định là giới doanh nhân, với tiềm lực tài chính dồi dào cho mỗi chuyến bay.

Đó có phải là đối tượng mà FastSky hướng tới, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: Để biết ai là khách hàng của FastSky, trước hết chúng ta phải thực sự hiểu về dịch vụ này. Như tôi đã đề cập, thời gian đầu, một trong hai dịch vụ chính mà FastSky mang tới cho khách hàng là FastHeli Tour - dịch vụ tour ngắm cảnh Hạ Long bằng trực thăng.
Chúng tôi xác định rất rõ, FastSky ra đời trước hết là hướng tới đối tượng ưa trải nghiệm, du lịch. Lâu nay, Vịnh Hạ Long vẫn được biết đến là một danh thắng của thế giới, thu hút rất nhiều khách du lịch. Như vậy, việc có thêm những dịch vụ tăng tính trải nghiệm, khám phá sẽ tận dụng được tối đa thế mạnh du lịch của Hạ Long.
Một ý nghĩa nữa cũng hết sức quan trọng với FastSky, đó là thay đổi tư duy xưa cũ, cũng như tăng tính trải nghiệm trong khách hàng FastGo. Trước đây, người Việt Nam khi nghe tới trực thăng thường cảm thấy lạ lẫm, bí hiểm. Bởi thực tế, không nhiều người có cơ hội được trải nghiệm, cũng như tiếp cận thông tin về những phương tiện, dịch vụ như vậy.
Việc triển khai FastSky sẽ giúp bình dân hóa dịch vụ gọi trực thăng. Tôi cho rằng, để người dùng có thể hiểu được, thì ít nhất họ phải có hội tiếp cận, nắm bắt thông tin. Do đó, vai trò của FastGo, FastSky lại càng quan trọng.
Tổng hòa cả 2 quan điểm trên, tôi tin rằng, không chỉ giới doanh nhân thành đạt mới sử dụng dịch vụ FastSky. Mà tương lai xa hơn, đó là khách du lịch trong và ngoài nước, thậm chí sau này là toàn dân.
Ông đã nhắc khá nhiều đến việc cung cấp các trải nghiệm du lịch. Đây phải chăng là định hướng mới của FastGo, sau hoạt động gọi xe?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: Nói đúng hơn, FastGo hướng tới là một nền tảng đa dịch vụ. Cho nên, dịch vụ du lịch chắc chắn phải là một phần trong đó. Mục tiêu của chúng tôi là bên cạnh những dịch vụ hiện có, tương lai FastGo sẽ sở hữu cả một hệ sinh thái du lịch, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng. Để làm sao, khi khách hàng đi bất kì đâu trong khu vực Đông Nam Á cũng đều thấy sự xuất hiện của FastGo.
Tất nhiên, trước mắt chúng tôi còn rất nhiều điểm cần hoàn thiện. Thời gian này, FastGo vẫn sẽ đề cao tính sáng tạo, nhưng phải chắc chắn. Các chiến lược vạch ra phải được thực thi từng bước một.
Liệu ông có thể bật mí về "bước tiếp theo" của FastGo?
Ông Nguyễn Hữu Tuất: Như tôi đã đề cập, FastGo đang từng bước xây dựng hệ sinh thái dịch vụ du lịch, trải nghiệm. Vì vậy, sau FastSky, chúng tôi đang tính đến dịch vụ gọi du thuyền. Bởi thực tế là ở Việt Nam, mà cụ thể là ở Hạ Long, dịch vụ này phổ biến hơn và đã xuất hiện từ lâu. Đây có thể là cơ hội để FastGo tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua với các ứng dụng đa dịch vụ hiện có trên thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Ngắm trọn vẻ đẹp Hạ Long nhìn từ máy bay trực thăng
Ngắm trọn vẻ đẹp Hạ Long nhìn từ máy bay trực thăng
Từ góc nhìn của trực thăng, Vịnh Hạ Long mênh mông ngút tầm mắt như được thu nhỏ lại trong một khung hình sinh động, trọn vẹn và cũng chỉ có từ trên không, du khách mới cảm nhận được hết cái đẹp của bức tranh thủy mặc hài hòa sắc xanh ngọc bích của khung cảnh.
Dịch vụ gọi trực thăng của FastGo ra mắt vào ngày 10/5
Chi phí thấp nhất cho một lần gọi dịch vụ trực thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long do FastGo cung cấp là khoảng 3 triệu đồng.
Hơn 2 triệu đồng cho 12 phút ngắm vịnh Hạ Long bằng trực thăng
Dự kiến, vào tháng 5 tới, du khách có thể trải nghiệm hình thức dịch vụ bay ngắm cảnh vịnh Hạ Long bằng trực thăng. Chi phí cho 12 phút du ngoạn, ngắm toàn cảnh vịnh từ trên cao là từ 2,9 triệu đồng.
Dịch vụ đi chung trực thăng sắp xuất hiện ở Hà Nội
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO FastGo cho biết, dịch vụ đi chung trực thăng do startup này phát triển dự kiến sẽ được tung ra vào tháng 4/2019 tại Hà Nội.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.