SMBC 'chia tay' Eximbank

Trần Anh Thứ ba, 08/02/2022 - 13:35

Với việc kết thúc thỏa thuận chiến lược, SMBC cho thấy đã hết kiên nhẫn tại Eximbank, đồng thời dọn đường cho tổ chức tài chính Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược của một ngân hàng khác tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố thông tin chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận liên minh chiến lược ký ngày 27/11/2007 với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).

Đây là động thái cho thấy SMBC sẽ sớm không còn là cổ đông chiến lược của Eximbank. Việc thoái lui của SMBC có thể mở đường cho ngân hàng này thoát khỏi những lùm xùm nội bộ kéo dài suốt nhiều năm qua. 

Do bất đồng giữa các cổ đông, kể từ năm 2019 đến nay, Eximbank không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đang hoạt động dù đã kết thúc thời gian nhiệm kỳ.

Theo kế hoạch, ngày 15/2, Eximbank sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2. Một trong các nội dung quan trọng là bầu lại HĐQT và BKS của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Danh sách các ứng viên đề cử, ứng cử đã được gửi đến Eximbank trước ngày 14/1 để ngân hàng xin phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Cấu trúc cổ đông của Eximbank  được cho là gồm 2 nhóm nhà đầu tư trong nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần tương đối cân bằng (khoảng 30% mỗi nhóm), Vietcombank nắm giữ gần 5% và các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu gần 30%. Trong đó, SMBC – đơn vị đang sở hữu 15% đang nắm vai trò quyết định tương lai của Eximbank.

Năm 2008, SMBC trở thành cổ đông chiến lược tại Eximbank khi nắm giữ 15% cổ phần Eximbank trị giá 225 triệu USD. Khi đó, ngân hàng Nhật Bản đánh giá thị trường tài chính tại Việt Nam đang phát triển nhanh và việc hợp tác với Eximbank giúp SMBC nâng cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, “nội chiến” liên tục giữa các nhóm cổ đông trong nhiều năm qua khiến SMBC không đạt kỳ vọng mục tiêu nào. Dù vậy, SMBC cũng không dễ dàng rút khỏi thương vụ này khi giá cổ phiếu EIB luôn ở mức thấp trong nhiều năm.

Hai năm qua, SMBC cũng nỗ lực thúc đẩy quá trình thống nhất giữa các nhóm cổ đông để ổn định thượng tầng của ngân hàng và tập trung vào hoạt động kinh doanh. Cổ đông Nhật Bản đã nhiều lần đề nghị thanh lọc HĐQT của Eximbank, tổ chức ĐHCĐ bất thường, lấy phiếu tín nhiệm các thành viên HĐQT...tuy vậy các nỗ lực này đều bất thành.

Sau hơn 10 năm, với việc kết thúc thỏa thuận chiến lược, SMBC cho thấy đã hết kiên nhẫn tại Eximbank. Tổ chức tài chính Nhật Bản cũng chuyển hướng sang đối tượng khác khi gần đây, SMBC trở thành nhà đầu tư chiến lược tại FE Credit với khoản đầu tư lớn nhất trong ngành tài chính Việt Nam từ trước đến nay, nắm giữ 49% cổ phần tại công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời, ngân hàng mẹ của FE Credit là VPBank được cho là đã dọn đường sẵn sàng đón cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu 15% (đã được khóa room). Theo quy định của ngành ngân hàng SMBC sẽ phải thoái vốn khỏi Eximbank trước khi đầu tư vào một ngân hàng khác tại Việt Nam. Việc kết thúc thỏa thuận với Eximbank sẽ là bước đi chuẩn bị để SMBC có thể trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng khác tại Việt Nam trong tương lai gần.

Thứ 3 tuần sau (15/2), Eximbank sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2. Một trong các nội dung quan trọng là bầu lại HĐQT và BKS của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025.

Những cổ đông 'giấu mặt' tại Eximbank

Những cổ đông 'giấu mặt' tại Eximbank

Tài chính -  3 năm
Những bất đồng giữa các cổ đông khiến Đại hội cổ đông Eximbank năm 2020 lần thứ 3 tiếp tục thất bại. Dù tỉ lệ tham gia lên đến 95%, song kết quả kiểm phiếu thông qua Quy chế tiến hành họp đại hội chỉ có 44,92% đồng ý, trong khi 54,69% không đồng ý.
Những cổ đông 'giấu mặt' tại Eximbank

Những cổ đông 'giấu mặt' tại Eximbank

Tài chính -  3 năm
Những bất đồng giữa các cổ đông khiến Đại hội cổ đông Eximbank năm 2020 lần thứ 3 tiếp tục thất bại. Dù tỉ lệ tham gia lên đến 95%, song kết quả kiểm phiếu thông qua Quy chế tiến hành họp đại hội chỉ có 44,92% đồng ý, trong khi 54,69% không đồng ý.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  8 phút

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  12 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  19 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  20 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  20 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.