Số doanh nghiệp ngành điện, nước, gas sáu tháng 2020 tăng đột biến 135%
Nhật Hạ
Thứ ba, 30/06/2020 - 08:38
Ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có 1,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới kể từ đầu năm đến nay, tăng ‘đột biến’ 134,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã hấp thụ 697,1 nghìn tỷ đồng từ tổng số 62 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 19% về vốn và 7,3% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này đạt 507,2 nghìn lao động, giảm 22%.
Do đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới kể từ đầu năm đến nay đạt 11,2 tỷ đồng, giảm 12,5%.
Nếu tính cả 984,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 18 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay là gần 1,68 triệu tỷ đồng, giảm 22,5%.
Cộng dồn với số doanh nghiệp trở lại hoạt động, trung bình mỗi tháng có gần 14,5 nghìn doanh nghiệp tham gia thị trường.
Theo khu vực kinh tế, sáu tháng đầu năm có 1,09 nghìn doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; có 17,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 1,8%; có 43,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 10%.
Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động, ngoài ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn có ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới tăng với 1,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 20,9 nghìn doanh nghiệp, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước; xây dựng giảm 6,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,4%; kinh doanh bất động sản giảm 27%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 21%; giáo dục và đào tạo giảm 21%; nghệ thuật, vui chơi, giải trí 421 doanh nghiệp, giảm 37%.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn từ đầu năm đến nay đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Còn số doanh nghiệp chờ giải thể giảm 10%.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 7,4 nghìn, giảm 5%, trong đó có 6,6 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 6,4%; còn 108 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, tăng 0,9%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 2,7 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 877 doanh nghiệp;
Lĩnh vực xây dựng có 616 doanh nghiệp giải thể; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 480 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 432 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 422 doanh nghiệp;
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 444 doanh nghiệp giải thể; vận tải, kho bãi có 313 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 277 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 269 doanh nghiệp.
Ngoài ra, kể từ đầu năm, cả nước còn có 22,4 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Sau gần 4 tháng thi công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, CTCP Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận (đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group) đã khánh thành Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh đặt tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận vào ngày 22/6.
Không chỉ nhận được những ưu đãi từ phía chính phủ, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi chi phí để sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng rẻ so với những nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, điện vẫn chủ yếu được sản xuất bằng than và khí đốt. Như vậy, sử dụng xe điện cũng chỉ là đang gián tiếp xả thải ra môi trường chứ không hoàn toàn là hình thức di chuyển “sạch”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.
Triển vọng xuất khẩu tôm thời gian tới vẫn còn nhiều ẩn số, đòi hỏi các doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tận dụng các hiệp định.
Ngành công nghiệp game Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế số, với doanh thu được dự đoán sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tiến tới chạm mốc 2,42 tỷ USD vào năm 2029.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương, với cam kết thúc đẩy sớm phê chuẩn EVIPA và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như y tế, khoa học công nghệ...
Giá vàng hôm nay 28/5 tăng 300 nghìn đồng đối với vàng miếng SJC sau khi giảm mạnh 4 triệu đồng trong hai ngày đầu tuần, trong khi đó thị trường quốc tế giảm mạnh.
VinFast từng bước vượt qua những định kiến, sóng gió và cả những cú vấp ban đầu để trở thành biểu tượng cho khát vọng vươn lên của thương hiệu Việt Nam.
Việc viết lại “bộ gen” người F88 giúp công ty vừa giữ vững trải nghiệm nhân viên, vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, qua đó hiện thực hóa chiến lược phát triển.
BIM Land vừa ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp 40 tầng mang tên SkyM, tọa lạc tại trung tâm mới Halong Marina. Với thiết kế theo phong cách khách sạn, SkyM không chỉ nâng tầm trải nghiệm lưu trú mà còn thiết lập chuẩn mực mới về hiệu suất khai thác và khả năng tăng giá, nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.