Khởi nghiệp
Startup công nghệ là động lực mới cho tăng trưởng quốc gia
Chuyên gia kinh tế của ADB đánh giá, Chính phủ đã bắt đầu tập hợp những yếu tố chủ chốt, ví dụ như các ưu đãi khuyến khích về chính sách và tài chính, để tạo ra và xây dựng thế hệ kỳ lân khởi nghiệp tiếp theo của Việt Nam
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với nhan đề "Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam" cho biết, mục tiêu dài hạn của Chính phủ Việt Nam đối với lĩnh vực này là thu hút tri thức, các tổ chức, cá nhân và doanh nhân để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, đồng thời tham gia tạo lập các công ty khởi nghiệp thành công.
Chính phủ đã có đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" với mục tiêu phát triển 600 doanh nghiệp vào năm 2025 và 100 doanh nghiệp trong số đó sẽ gọi được vốn đầu tư với tổng giá trị ít nhất là 2.000 tỷ đồng.
Mục tiêu này được hỗ trợ bởi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và 2 đề án mới là "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" và "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025".
Bà Aimee Hampel-Milagrosa, chuyên gia kinh tế của ADB nhận định: "Chính phủ Việt Nam đã nhận ra rằng, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là động lực mới của tăng trưởng cho quốc gia. Để tạo thuận lợi cho quá trình này, Chính phủ đã bắt đầu tập hợp những yếu tố chủ chốt, ví dụ như các ưu đãi khuyến khích về chính sách và tài chính, để tạo ra và xây dựng thế hệ kỳ lân khởi nghiệp tiếp theo của Việt Nam".

Các chuyên gia cho rằng, số lượng Kỳ lân như hiện nay chưa thể hiện đúng tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Dự báo số lượng startup Kỳ lân sẽ bùng nổ trong vài năm tới, có thể 7-8 Kỳ lân vào năm 2025 và đạt con số 10 Kỳ lân vào năm 2030.
Còn theo Ngân hàng HSBC và Công ty KPMG, Việt Nam có thể đón thêm 10 Kỳ lân mới là Propzy, Sipher, Sendo, Jio Health, Clevai, CoolMate, EveHR, Lozi, VUI, HomeBase. Tổng giá trị của 10 doanh nghiệp là 0,3 tỷ USD.
Thực tế, dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tổng lượng vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn đạt hơn 1,4 tỷ USD. Tổng số thương vụ đầu tư cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, 165 thương vụ, tăng 57% so với năm 2020.
Xét về tốc độ tăng trưởng theo năm, Việt Nam dẫn đầu về số lượng đầu tư và đứng thứ ba về giá trị đầu tư, sau Singapore và Philippines. Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam cũng chiếm 13% tổng giá trị đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á.
Năm 2021 có 5 lĩnh vực khởi nghiệp thu hút được nguồn vốn lớn nhất, đó là fintech (26,6%), thương mại điện tử (20,3%), edtech (17,2%), healthtech (7,8%) và phần mềm dịch vụ (6,3%).
Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghệ y tế và công nghệ nông nghiệp cũng đáng chú ý, vì đây là các lĩnh vực có tác động xã hội cao và có tiềm năng đóng góp cho phát triển bền vững và đồng đều.
Tài chính được coi là hạn chế chung đối với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp. Bên cạnh đó, một công ty khởi nghiệp thường khó tăng trưởng do không đủ nhân lực.
Đáng chú ý là nhiều trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam đang phối hợp với chính quyền các tỉnh và các bộ, ngành Trung ương để thành lập các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp. Họ cũng đang tổ chức các sự kiện khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên để thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp trong giới trẻ.
Startup AirCity giải quyết nỗi đau của người cho thuê nhà
Mở nhà hàng trên ứng dụng gọi xe
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà bán hàng hoạt động trên GoFood tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 6, số cửa hàng mới lên nền tảng tăng 21% so với tháng liền trước, và tăng 31% so với trung bình 3 tháng đầu năm 2022.
Chuỗi The Coffee House lần thứ 4 thay tướng
Trước The Coffee House, CEO Ngô Nguyên Kha từng điều hành 2 doanh nghiệp khác trực thuộc hệ sinh thái Seedcom là Juno (Công ty Cổ phần Seedcom Fashion Group) và Hnoss (Công ty Cổ phần Hnoss).
Chuỗi Tiện Ngay tăng tốc mở cửa hàng tài chính đa tiện ích
Cứ 3 ngày mở thêm 1 cửa hàng mới, mục tiêu của chuỗi Tiện Ngay (TienNgay.vn) tới cuối năm nay sẽ cán mốc 100 cửa hàng tài chính đa tiện ích trên toàn quốc, và trở thành hệ thống bán lẻ tài chính hàng đầu Việt Nam.
Startup xe đẩy bánh mì chả cá đạt doanh thu 2 triệu USD
Startup Bánh Mì Má Hải chính thức nhượng quyền vào năm 2018, đến nay mở được gần 400 điểm bán khắp cả nước. Năm 2020 hệ thống này đạt doanh thu 2 triệu USD.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.