Tiêu điểm
'Sức khỏe' doanh nghiệp các tỉnh, thành qua Sách trắng 2019
Mặc dù có số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn nhất cả nước song Hà Nội và TP. HCM cũng là hai địa phương có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể đứng đầu.

Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 do Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố, trong năm 2018, một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp thành lập mới gồm: TP. HCM 43.230 doanh nghiệp, chiếm 32,9% số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước; Hà Nội 25.231 doanh nghiệp, chiếm 19,2%; Bình Dương 5.923 doanh nghiệp, chiếm 4,5%; Đà Nẵng 4.474 doanh nghiệp, chiếm 3,4%; Đồng Nai 3.549 doanh nghiệp, chiếm 2,7%.
Về số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, Hà Nội và TP. HCM tiếp tục đứng đầu với 10.336 doanh nghiệp tại TP. HCM, tăng 28,3%; Hà Nội 6.470 doanh nghiệp, tăng 36%.
Bên cạnh đó là Đồng Nai 1.591 doanh nghiệp, tăng 21%; Bình Dương 1.442 doanh nghiệp, tăng 75,6%; Đà Nẵng 1.292 doanh nghiệp, tăng 9,4%; Hải Phòng 989 doanh nghiệp, tăng 15,3%; Thanh Hóa 735 doanh nghiệp, tăng 46,7%; Nghệ An 726 doanh nghiệp, tăng 41,8%.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù có số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn nhất cả nước song Hà Nội và TP. HCM cũng là hai địa phương có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể đứng đầu.
Theo đó, TP. HCM có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký lớn nhất với 7.130 doanh nghiệp, chiếm 26,3% số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký của cả nước. Hà Nội 5.732 doanh nghiệp, chiếm 21,1%; Đồng Nai 410 doanh nghiệp, chiếm 1,5%; Bình Dương 499 doanh nghiệp, chiếm 1,8%.
Hà Nội và TP. HCM cũng tiếp tục là các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp giải thể năm 2018. Theo đó, TP. HCM có 4.168 doanh nghiệp, tăng 22,9%; Hà Nội 1.698 doanh nghiệp, tăng 32,8%.
Một thông tin đáng chú ý khác trong Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 là tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và giải thể của cả nước là 106.965 doanh nghiệp, chiếm tới hơn 80% số doanh nghiệp thành lập mới.
Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới của năm 2018 đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với 131.275 doanh nghiệp, tăng 3,5% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 - 2018, mỗi năm cả nước có 122.745 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.221,7 nghìn tỷ đồng, tăng 44,7% về số doanh nghiệp và tăng 136,3% về số vốn so với bình quân giai đoạn 2014 - 2015.
Trong đó, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 nhiều nhất với 94.703 doanh nghiệp, tăng 4,1% so với năm 2017. Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong các khu vực. Khu vực doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng có 34.725 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,3%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 1.847 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,5%.
Bên cạnh số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục, năm 2018 cũng nghi nhận cả nước có 34.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm 2017 và đạt mức cao nhất trong giai đoạn năm năm 2014 – 2018.
Bình quân giai đoạn 2016 - 2018 mỗi năm cả nước có 29.049 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 57,3% so với số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình quân giai đoạn 2014 - 2015.
Theo khu vực kinh tế, có 22.972 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ quay trở lại hoạt động, tăng 27,8% so với năm 2017; có 10.245 doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, tăng 30,7% và 793 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 25,9%.
Nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2018 lên gần 165.300 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, con số các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể cũng không hề nhỏ. Về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, trong năm 2018, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký trên phạm vi cả nước là 27.126 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với năm 2017. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký, chiếm 20,7% số doanh nghiệp thành lập mới.
Năm 2018, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng ghi nhận có 63.525 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và 16.314 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 34,7% so với năm 2017.
Sách trắng 2019: Doanh nghiệp FDI chiếm ngôi vương về lợi nhuận
Đề xuất miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Khó ép các doanh nghiệp bất động sản phòng chống rửa tiền
Theo nhiều chuyên gia, quy định doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện công tác chống rửa tiền của Bộ Xây dựng mặc dù có ý nghĩa tích cực song sẽ rất khó thực hiện.
Doanh nghiệp có thể nhận trái đắng nếu không biết cách xây dựng KPI
Không có hệ thống KPI có sẵn nào phù hợp với doanh nghiệp ngoài hệ thống được xây dựng lên từ chính bản thân tổ chức.
Doanh nghiệp phát triển bất động sản công nghiệp trước con sóng lớn
Sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất toàn cầu giúp những doanh nghiệp sở hữu bất động sản công nghiệp rộng lớn như Kinh Bắc, Viglacera hay Sonadezi Đức Châu hưởng lợi.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.