Tái diễn tình trạng quá tải hạ tầng hàng không

An Chi Thứ tư, 29/06/2022 - 15:12

Tình trạng quá tải hạ tầng vốn đã âm ỉ nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết triệt để, nay lại bùng lên do nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao đột biến sau đại dịch.

Sân bay Nội Bài kẹt cứng vào cuối tuần

Những dấu hiệu quá tải

Cao điểm mùa du lịch hè 2022 mới chỉ bắt đầu, tuy nhiên, tại nhiều sân bay lớn của Việt Nam, tình trạng quá tải đã diễn ra ở mức đáng báo động.

Ngay từ thời điểm đầu tháng 6/2022, nhiều hành khách bày đã tỏ sự lo lắng với tình trạng chậm trễ và hủy chuyến liên tục, thời gian chờ đợi kéo dài hàng giờ đồng hồ ở sân bay trước khi máy bay cất cánh. 

Theo nhiều chuyên gia, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của hành khách đang tăng mạnh. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành hàng không và du lịch. Song, trong bối cảnh hạ tầng sân bay còn hạn chế thì việc ùn ứ, tắc nghẽn là khó tránh khỏi.

Thị trường hàng không nội địa đang ghi nhận tốc độ phục hồi nhanh nhất thế giới. Sáu tháng đầu năm 2022, khách quốc tế qua các cảng hàng không tăng trưởng đáng kinh ngạc, gấp hơn 9 lần cùng kỳ trong khi khách nội địa tăng hơn 50%.

Theo đánh giá từ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, các chuyến bay khai thác nội địa có sự bứt phá trong 6 tháng đầu năm 2022, cả lượng hành khách và sản lượng hàng hóa đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

Cần mở cửa hơn nữa cho ngành hàng không

Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng thần tốc 905%. Khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng ấn tượng 52,6%.

Các hãng hàng không nội địa vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, số lượng khách quốc tế đạt 667.000 khách, với tỷ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc 1.033%. Còn khách nội địa đạt 19,5 triệu khách, tăng 51,8%.

Theo dự kiến trong năm 2022, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đón khoảng 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021. Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách, tăng 844% và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách, tăng 178,4%.

Là một trong những cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho thấy, sản lượng quốc nội cao điểm hè năm nay tăng "phá đỉnh" so với cao điểm hè 2019 khoảng 30-35%; tăng 30% so với ngày thường và tăng 15% so với cao điểm 30/4 vừa qua.

Theo thống kê, trung bình những ngày đầu tháng 6/2022, sản lượng qua cảng đạt hơn 89.000 lượt khách/ngày, trong đó, khách quốc nội đạt 80.000, khách quốc tế đạt 9.000 khách. Số chuyến bay đạt 565 lượt chuyến/ngày, trong đó, quốc nội đạt gần 450 lượt chuyến, quốc tế đạt khoảng 115 lượt chuyến. Những ngày cuối tuần thậm chí còn ghi nhận lượng hành khách qua cảng tấp nập hơn, đạt hơn 95.000 khách/ngày với hơn 600 lượt chuyến/ngày.

Tương tự, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, với nhu cầu đi lại tăng cao, trong những ngày cuối tuần này, sân bay có thể đón tới hơn 100.000 lượt khách đi - đến mỗi ngày.

Với đà tăng trưởng của thị trường hàng không, dự kiến tổng thị trường toàn mạng bay sẽ sớm khôi phục tương đương như trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với ngành hàng không khi cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Sau những ngày dài của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao đột biến dẫn tới quá tải các hệ thống hạ tầng tại các sân bay.

Không chỉ ùn tắc cục bộ ở khu vực làm thủ tục, khu vực soi chiếu, do mật độ khai thác bay cao với tần suất cất/hạ cánh dày đặc, tình trạng lưu thông ở sân bay, các đường băng cũng bị tắc nghẽn.

Nhiều chuyến phải bay lòng vòng trên không 30 phút để đợi được hạ cánh. Nhiều máy bay phải đi quanh sân hàng chục phút đồng hồ chưa được bay… vì “tắc” ở đường băng.

Trong khi đó, với ngành hàng không, mỗi phút bay thêm tốn từ 2-3 triệu đồng (tuỳ loại máy bay). Chuyên gia hàng không, TS. Nguyễn Thiện Tống cho rằng, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, các hãng hàng không đang gặp nhiều khó khăn sau thời gian dài dịch bệnh, việc quá tải hạ tầng sân bay không chỉ ảnh hưởng đến hành khách mà chính các hãng hàng không cũng đang chịu thiệt hại nặng nề khi bị đội thêm chi phí.

Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, việc quá tải hạ tầng hàng không sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phục hồi của ngành hàng không, du lịch và tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Đáng nói hơn, điểm yếu về cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không đã luôn nhức nhối từ trước khi có đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong dịch bệnh, “điểm nghẽn’’ nóng này đã bị lãng quên.

Với sự phục hồi hàng không và du lịch mới ở giai đoạn bắt đầu, chưa phục hồi hoàn toàn đường bay quốc tế, hạ tầng hàng không đã bộc lộ những dấu hiệu cảnh báo hiện tượng quá tải sẽ sớm trở lại. Do đó, các cơ quan quản lý cần triển khai ngay các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết triệt để bài toán này trước khi quá muộn, ông Tống nhấn mạnh.

Đẩy nhanh xã hội hoá hạ tầng hàng không

Bên cạnh việc giá nhiên liệu biến động tăng cao gây áp lực cho ngành hàng không phục hồi, GS. Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, quá tải hạ tầng chính là nhân tố thứ hai đang làm đảo lộn các kịch bản phục hồi và phát triển ngành hàng không.

Việc nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, nhất là du lịch trong nước bật tăng trở lại đang dẫn đến quá tải hạ tầng. Tỷ lệ bay đúng giờ của các hãng bay đều sụt giảm mạnh, tại một số sân bay tại giờ cao điểm đã có hiện tượng ùn tắc do quá tải.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024, vượt giai đoạn trước khi có dịch Covid-9. Nhưng vấn đề đặt ra là hàng không Việt có kịp phục hồi và chiếm lĩnh thị trường hay không? Ông Đạt đặt câu hỏi và cho rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không bằng thuế phí, lãi suất cho vay, để ngành hàng không có thể phát triển bền vững, yếu tố hạ tầng là vô cùng quan trọng.

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Theo đó, hiện hạ tầng hàng không còn nhiều bất cập, phát triển chưa xứng với tiềm năng. Vừa qua, Chính phủ đã có cơ chế cho việc huy động nguồn lực xã hội hoá để phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, nguồn lực trong nước còn thiếu và cơ chế huy động theo hướng xã hội hoá vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ông Đạt cho rằng, các cơ quan quản lý cần sớm đẩy nhanh việc xã hội hoá hạ tầng hàng không, nhất các cảng hàng không trọng điểm, có vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế của vùng, khu vực, có lưu lượng hành khách lớn để kích cầu nền kinh tế, du lịch phục hồi.

Đồng quan điểm, TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, kết cấu hạ tầng hàng không của Việt Nam còn rất hạn chế. Quy mô các sân bay còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực.

Chẳng hạn, so với Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, hiện Việt Nam chưa có cảng hàng không có quy mô tương đương. Điều này làm hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng không Việt Nam. Hơn nữa, kết nối các công trình kết cấu hạ tầng giao thông (sân bay, cảng biển, nhà ga trung tâm, đường cao tốc) còn rất hạn chế. Vì vậy, việc khai thác các công trình hạ tầng bị hạn chế về mặt hiệu quả.

Theo ông Chung, Chính phủ cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các cảng hàng không trọng điểm, các sân bay có đường bay quốc tế; các sân bay chỉ có đường bay nội địa và cả các sân bay phục vụ du lịch.

Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, thời gian tới ngân sách Nhà nước chỉ bố trí đáp ứng được khoảng 65,8% nhu cầu xây dựng hạ tầng cảng hàng không. Vì thế, việc xã hội hóa đầu tư và đề cao sự chủ động của một số địa phương trong lĩnh vực này là tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế chính sách xã hội hoá hạ tầng cảng hàng không vẫn còn nhiều vướng mắc, chậm thực hiện, kết quả còn hạn chế.

Ông Chung cho rằng, Nhà nước, với vai trò quản lý, quản trị quốc gia cần sớm xây dựng các phương án, kịch bản tái cơ cấu hàng không. Vận dụng phương thức PPP để huy động nguồn vốn phát triển các sân bay mới và nâng cấp các sân bay cũ. Điều này sẽ không chỉ có ý nghĩa với ngành hàng không, du lịch mà còn góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. 

Giá xăng cao kỷ lục đe dọa ngành hàng không

Giá xăng cao kỷ lục đe dọa ngành hàng không

Tiêu điểm -  2 năm
Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Giá xăng cao kỷ lục đe dọa ngành hàng không

Giá xăng cao kỷ lục đe dọa ngành hàng không

Tiêu điểm -  2 năm
Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Hàng không Việt gặp khó giữa 'cơn bão' giá xăng

Hàng không Việt gặp khó giữa 'cơn bão' giá xăng

Tiêu điểm -  2 năm

Giá xăng liên tục tăng cao đang khiến các hàng hàng không trong nước chật vật với bài toán kinh doanh, lợi nhuận.

Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới

Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới

Tiêu điểm -  2 năm

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.

Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt

Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt

Tiêu điểm -  2 năm

Với kịch bản bi quan, các điều kiện kinh tế, xã hội không thuận lợi, kết quả hoạt động của ngành hàng không sẽ đạt mức cao điểm như trước dịch bệnh vào cuối năm 2024.

Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục

Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục

Leader talk -  2 năm

Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.

Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá

Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá

Tủ sách quản trị -  10 giờ

"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.

Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Leader talk -  10 giờ

Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Doanh nghiệp -  12 giờ

Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

Tiêu điểm -  12 giờ

Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp -  14 giờ

Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Bất động sản -  14 giờ

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  14 giờ

Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.