Nông nghiệp vùng cao nguyên đất đỏ bazan sẽ được phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu đặc sản, gắn liền với chế biến sâu và thị trường tiêu thụ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến Hội nghị triển khai nghị quyết phát triển vùng Tây Nguyên ngày 20/11
Với đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu cao nguyên thuận lợi, Tây Nguyên sở hữu khoảng 5 triệu héc ta đất nông nghiệp và là vùng trọng điểm sản xuất nhiều loại nông sản chủ lực như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, cà phê…
Tuy nhiên, nông nghiệp Tây Nguyên suốt nhiều năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là việc chưa xây dựng được thương hiệu, chưa tạo ra giá trị gia tăng cao, năng lực ứng dụng công nghệ nâng cao vào canh tác nông nghiệp vẫn còn yếu kém.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người nông dân Tây Nguyên vẫn canh tác theo mô hình nhỏ lẻ, tự phát, không tuân theo định hướng của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Vùng nông sản chưa gắn với thị trường, hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa xảy ra lại đẩy người nông dân rơi vào vòng xoáy trồng - chặt.
Thực hiện hóa tầm nhìn phát triển Tây Nguyên được đưa ra tại nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị, nông nghiệp là một trong những cấu phần quan trọng. Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, nông nghiệp cần phát triển để trở thành bệ đỡ giúp ổn định kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng cao nguyên đất đỏ.
Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Phát triển nông nghiệp sao cho phát huy được những bản sắc quý giá ấy cũng sẽ là trợ lực giúp bảo tồn văn hóa, mở ra cơ hội phát triển du lịch nông thôn, du lịch văn hóa.
Trước xu thế mới của thị trường nông sản toàn cầu, nông nghiệp Tây Nguyên được định hướng là nông nghiệp sinh thái bền vững, sản xuất quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Nông sản chú trọng xây dựng thương hiệu, được chế biến sâu và gắn với thị trường tiêu thụ.
Từ quan điểm ấy, tại Hội nghị triển khai nghị quyết phát triển vùng Tây Nguyên ngày 20/11, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề ra một số giải pháp trọng tâm cho nông nghiệp Tây Nguyên.
Đối với thị trường tiêu thụ, theo Thứ trưởng, cần hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu nông sản gắn với chỉ dẫn địa lý cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Thị trường cần chú trọng vừa khai thác sức mua của thị trường 100 triệu dân trong nước, vừa tìm đường đưa nông sản Tây Nguyên ra “biển lớn” thông qua hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về rào cản thương mại.
Thứ trưởng nhấn mạnh, xuất khẩu nông sản Tây Nguyên ra nước ngoài cần hướng tới xuất khẩu chính ngạch, sản lượng lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên trường quốc tế.
Để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, một trong những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng các phương pháp kỹ thuật, các công nghệ mới nhằm chống chịu sâu hại, bệnh dịch, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về hạ tầng, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, đồng thời đầu tư bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là tại những khu vực trọng yếu và nhạy cảm về môi trường.
Trao đổi với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đề xuất cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng về quy mô vùng canh tác, thúc đẩy mối liên kết để hình thành chuỗi nông sản từ canh tác, nuôi trồng tới tiêu thụ.
Các tỉnh cũng đề nghị cần thêm những hỗ trợ cho cá nhân, đơn vị, địa phương để xây dựng và công nhận các loại nông sản OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm).
“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho Tây Nguyên phát triển bền vững.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hệ thống rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu được bảo tồn và sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao sinh kế cho bà con, đồng thời đóng góp tích cực vào ngăn ngừa và chống chịu biến đổi khí hậu.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.