Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018: Chờ điều kỳ diệu

Linh Lan Thứ năm, 21/12/2017 - 12:29

Kinh tế Việt Nam sắp khép lại một năm 2017 với nhiều kỷ lục được ghi nhận. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 vẫn là một bài toán không dễ.

Năm 2017, đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nổi bật là tăng trưởng GDP đạt 6,7% - mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Nền kinh tế cũng chứng kiến hàng loạt con số kỷ lục trong nhiều lĩnh vực: Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD; vốn FDI thực hiện 11 tháng đã đạt tới 16 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; có trên 120.000 doanh nghiệp thành lập mới. 

Bên cạnh đó, việc tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC vào tháng 11 vừa qua đã giúp vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, mở ra thêm nhiều cơ hội đầu tư lớn. 

Câu hỏi đặt ra, liệu rằng kinh tế Việt Nam có tiếp được đà hưng phấn này trong năm 2018 hay không trước những thách thức nội tại của nền kinh tế như nợ công tăng cao, ngân sách eo hẹp nhưng kế hoạch đầu tư phát triển lại cần vốn rất lớn, những hạn chế trong quản lý của các bộ phận...

Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018
TS. Võ Trí Thành

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế Việt Nam hiện đang rất mở nên sẽ phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới. 

Trong khi đó, kinh tế thế giới được dự báo vẫn có chiều hướng tích cực tuy nhiên không có mức độ lớn như năm 2017. Thế giới cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn liên quan đến các căng thẳng địa chính trị và xu hướng bảo hộ thương mại.

"Năm 2017, chúng ta đạt được mức 6,7% cũng nhờ vào bước nhảy sản xuất, xuất khẩu của Samsung, bước nhảy này sang năm cũng có thể có nhưng xác suất không quá cao. Dù nỗ lực hết sức nhưng cũng khó có thể biết được", ông Thành nói.

Mặt khác, ông Thành cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào một số khu vực như chế biến chế tạo, bất động sản, dịch vụ. Các ngành này trong năm tới có thể vẫn phát triển nhưng khả năng bứt phá sẽ không mạnh mẽ như năm 2017.

"Chính vì thế, nếu nhìn vào mục tiêu tăng trưởng 2018 được Quốc hội thông qua là từ 6,5 – 6,7% (thấp và tương đương năm 2017) có thể thấy sự thận trọng nhất định. Tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được mục tiêu này", ông Thành nói.

Đề cập đến rủi ro cho nền kinh tế vào năm 2018, ông Thành cho rằng, các thách thức lớn nhất sẽ đến từ bên ngoài, như vấn đề địa chính trị. "Yếu tố bên trong thì tôi không gọi đó là rủi ro, nhưng vấn đề chính tôi cho rằng phải xử lý hài hoà giữa tăng trưởng trong ngắn hạn và tái cấu trúc thể chế. Bên cạnh đó là việc cân bằng được các vấn đề của xã hội, cải cách thể chế, tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn nữa", ông nói.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế dự báo thì thế giới sẽ tiếp tục chu kỳ tăng trưởng trong năm 2018, 2019. Rủi ro vĩ mô có thể đến từ việc làm thế nào để giữ được tăng trưởng tốt trong môi trường lạm phát thấp.

Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 1
TS. Trương Văn Phước

Đối với thị trường tài chính, chứng khoán, TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng bằng xuất khẩu nên việc thay đổi chính sách thương mại giữa các quốc gia, tình hình tài chính toàn cầu suy giảm, gia tăng căng thẳng địa chính trị sẽ khiến thị trường chứng khoán đối mặt với nhiều biến động. 

Thị trường sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh sẽ cần thời gian để tích lũy trở lại. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt thì sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chu kỳ tăng trưởng và của dòng tiền đầu tư tài chính. Còn đối với những doanh nghiệp yếu, phát hành cổ phiếu tràn lan mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và thoái trào.

Ông Phước cho biết: "Ngày 28-29 tới, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến thảo luận Nghị quyết 01 về điều hành kinh tế trong năm 2018. Tôi nghĩ rằng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng. Nhưng năm nay, phải chăng chúng ta nên chủ trương tập trung chỉ đạo tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát".

Trong vài ba năm tới, nếu tín dụng ở Việt Nam tăng ở mức 18-20%, đương nhiên là với giả định kinh tế thế giới như hiện nay, thì không áp lực nhiều cho ổn định vĩ mô. Vì đối với đất nước chúng ta, nguồn lực vốn cho đầu tư vẫn là một nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ông Phước nhìn nhận.

Dự báo về những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất sau những thay đổi về chính sách của Chính phủ trong năm 2018, TS. Võ Trí Thành cho rằng, với mức độ hội nhập như hiện nay thì việc làm ăn, đầu tư ở Việt Nam sẽ không chỉ dừng ở việc khai thác tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh mà còn có tiềm năng lớn tương tác với các nước khác nhờ độ mở của thị trường, thông qua các hiệp định thương mại đã và đang ký kết.

"Sân chơi không chỉ rộng và còn nhiều, kèm theo đó là nhiều lĩnh vực hấp dẫn theo xu hướng mới như cách mạng công nghiệp 4.0. Lực lượng dẫn dắt thị trường đến từ khởi nghiệp sáng tạo dẫn đến đột phá khó có thể biết được. Còn nếu nhìn vào các ngành dẫn dắt truyền thống như công nghiệp chế biến chế tạo hướng đến xuất khẩu, dịch vụ, bất động sản, dù có thể phát triển nhưng khó có được đột phá như năm 2017", ông Thành nhận định.

TS. Trần Đình Thiên lý giải 'những bất thường' về tăng trưởng kinh tế

TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  7 năm
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã có những động thái tích cực, cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên.
TS. Trần Đình Thiên lý giải 'những bất thường' về tăng trưởng kinh tế

TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  7 năm
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã có những động thái tích cực, cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên.
Chuyên gia giải mã 'bệnh hội nhập' của doanh nghiệp Việt

Chuyên gia giải mã "bệnh hội nhập" của doanh nghiệp Việt

Tiêu điểm -  7 năm

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, thiếu thông tin, thiếu nhân lực và không biết phải làm gì là ba khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong việc chuẩn bị thực thi các hiệp định thương mại.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  8 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  12 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  20 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  8 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025

Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025

Vàng -  8 giờ

Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  11 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Đọc nhiều