Leader talk
Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới
Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.
“Tôi tin là nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục lạc quan”, Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner khẳng định tại sự kiện Vietnam Investment Summit năm 2024 diễn ra tại TP.HCM mới đây khi đánh giá về hành vi của các nhà đầu tư trước những biến động thăng trầm của Việt Nam trong năm 2022 – 2023.
Ông dẫn chứngngay cả trong giai đoạn Covid-9 hoành hành trong giai đoạn 2020 – 2021, lòng tin nhà đầu tư khá tích cực và họ vẫn lạc quan về tương lai.
“Người dân thu nhập trung lưu sẽ ngày càng tăng trưởng và dư địa mở rộng thêm vẫn lớn. Dịch vụ của Techcombank sẽ đẩy mạnh hơn nữa tập trung cung cấp những thứ mà khách hàng cần nhất, đáp ứng nhu cầu tài chính và phi tài chính của họ.
Chúng ta có thể học hỏi từ các thị trường xung quanh, ví dụ như thị trường Thái Lan. Nhiều dịch vụ và sản phẩm đã nhìn thấy tại Thái Lan rồi sẽ được nhìn thấy tại Việt Nam. Chúng ta đều đồng tình là tốc độ phát triển của Việt Nam rất nhanh so với các quốc gia khác”, ông Jens Lottner nói thêm.
Ngân hàng chính là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế
Chia sẻ của ông Jens Lottner cũng như Vietnam Investment Summit năm 2024, sự kiện có sự đồng hành tổ chức của Techcombank, đã mang đến những góc nhìn và cơ hội cho kỷ nguyên đầu tư mới tại Việt Nam.
Theo ông Jens Lottner, chỉ mới 18 tháng trước, các nhà đầu tư còn quan ngại về tính bình ổn tại Việt Nam và chính sách của Trung Quốc. Nhưng sau đó, họ đã thấy và quan sát được cách Chính phủ Việt Nam khuyến khích kinh tế bao gồm khu vực tư nhân và rất hỗ trợ cho nhà đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chuẩn bị cho nhiều kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế.
“Cá nhân tôi tin rằng chúng ta là nơi sản xuất ra được các sản phẩm mà thế giới cần. Từ đó ta phải gắn nền sản xuất với chi phí thấp. Việt Nam hiện nay là điểm đến tuyệt vời cho những nhu cầu đó. Dĩ nhiên, khi kinh tế tăng trưởng, ngành tài chính ngân hàng chính là động lực cho sự phát triển đó”, ông Jens Lottner chia sẻ.
Đương nhiên, khi đầu tư, cần phải nhìn rộng hơn từ bối cảnh quản lý doanh nghiệp, cho đến bối cảnh nhà điều hành quản lý quốc gia, để tính toán liệu việc đầu tư vào đây có hiệu quả hay không.
Cũng theo ông Jens Lottner, Fintech đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc đánh thức các ngân hàng truyền thống trong việc luôn lưu tâm theo kịp sự phát triển công nghệ.
“Tôi tin là trong tương lai các startup Fintech và ngân hàng truyền thống sẽ có sự hòa hợp, cộng hưởng giữa hai bên để củng cố điểm mạnh của nhau”.
Đa dạng hoá sản phẩm và nâng tầm dịch vụ
Tổng giám đốc Techcombank tin rằng nếu muốn làm khác biệt và có tính cạnh tranh so với đối thủ thì phải bản thân cần xác định lợi thế riêng của mình.
Techcombank có năng lực, công nghệ, tuy nhiên vẫn còn giới hạn về mặt đội ngũ nhân sự. Với lực lượng nhân sự hiện tại thì phải tập trung vào đào tạo, làm sao để nâng cấp năng lực tư vấn để hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Quan trọng nữa là làm sao để có thể nhân rộng công nghệ để tới tay mỗi nhân viên, từ đó là tới từng khách hàng. Phải trao quyền cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên tư vấn trực tiếp với khách hàng, đây là khía cạnh quan trọng mà các ngân hàng nên tập trung vào.
Người Việt sẽ giàu lên và ngày càng có nhiều người dư dả để đầu tư. Techhcombank phải tìm cách tiếp cận nhóm này, xây dựng lòng tin với họ.
Nói về việc làm gì để đa dạng hóa các công cụ đầu tư ở Việt Nam, ông Jens Lottner cho biết, khi các kênh đầu tư giới hạn thì thị trường tài sản (thiếu tính đa dạng) trở nên khó ổn định và dễ tạo ra bong bóng.
“Dù vậy, tôi nghĩ với khung pháp lý hiện tại ta có đủ dư địa để tạo ra và đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, các công ty chứng khoán cần tạo ra thêm các sản phẩm khác biệt hơn, đáp ứng nhu cầu và khẩu vị rủi ro của nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Xây dựng sản phẩm cần lấy khách hàng làm trọng tâm và ta phải chú ý quản trị rủi ro làm sao cho hợp lý.
Lúc này, chúng ta cũng nên chú trọng tạo ra các quỹ đầu tư nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế nội địa và phải làm sao kết nối các quỹ này với nhà đầu tư quốc tế; trong việc này phải có sự kết hợp giữa tư nhân và Nhà nước để phát triển các khung pháp lý.
Ta cần sáng tạo để giải quyết các vấn đề thì mới có thể tạo ra các sản phẩm đầu tư đa dạng hơn, bao gồm cả tiền số chẳng hạn”, ông kết luận.
Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
Tại sự kiện, bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng giám đốc điều hành Khối chứng khoán CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cũng cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025 sẽ khác so với hai năm trước.
Theo đó, sản xuất và xuất khẩu sẽ không còn là động lực chính mà chủ yếu sẽ đến từ đầu tư công.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ có những chính sách phù hợp để kích thích lại thị trường bất động sản, giúp phục hồi lại như trước đây.
Khi thị trường bất động sản phục hồi, sẽ mang lại tâm lý phấn chấn hơn cho người tiêu dùng, qua đó gián tiếp giúp tiêu dùng nội địa tăng trưởng.
“Sức chống chịu của Việt Nam tốt hơn nhiều so với các nước khác, chẳng hạn hai năm Covid nhưng tăng trưởng vẫn dương và nền kinh tế vẫn đón nhận được FDI trong khi nhiều nước ASEAN khác có mức tăng trưởng âm.
Tôi tin rằng mức tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,5% là khả thi, mức mục tiêu 8% thì hơi tham vọng. Chính phủ có thể sẽ đưa ra nhiều chính sách mới được đưa ra trong các tháng tiếp theo để đạt mức tăng trưởng này”, bà Thu nói thêm.
Ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán ACB, nhận định Chính phủ đang quyết liệt tinh gọn bộ máy hành chính và cải thiện chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước cũng như thu hút FDI.
Theo ông Hoàn, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7-8%, cần tập trung cải thiện hạ tầng thông qua đầu tư công, một lĩnh vực mà Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện.
Techcombank cân nhắc bán 15% cổ phần
Chủ tịch Techcombank: Cần khơi thông dòng vốn trái phiếu, chuẩn hóa tín dụng xanh
Để tiếp tục ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường, chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã đưa ra ba đề xuất trong bốn tháng cuối năm 2024.
Techcombank lãi cao kỷ lục trong quí II
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank ) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 với lợi nhuận hợp nhất đạt 7.827 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.270 tỷ đồng, tăng gầb 40%.
AI tạo lợi thế vượt trội cho Techcombank
Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ, việc ứng dụng rộng rãi những công nghệ mới giúp nhà băng đi trước các ngân hàng khác ở Việt Nam khoảng ba năm, cho phép ngân hàng khai thác sức mạnh của dữ liệu và AI theo những cách khác biệt, từ đó gia tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng và thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Schneider Electric: Viết tiếp dấu ấn trong kỷ nguyên mới
Schneider Electric kỳ vọng tiếp tục đồng hành với Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới thông qua giải pháp, công nghệ số hóa, điện hóa và tự động hóa hướng đến thúc đẩy đạt net zero vào năm 2050.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Nhóm lĩnh vực, doanh nghiệp hưởng lợi nhất trong 2025
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng phân tích cổ phiếu MBS nhìn nhận, năm 2025 hứa hẹn nhiều biến động cho nền kinh tế Việt Nam, với nhiều yếu tố sẽ định hình tương lai doanh nghiệp.
Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Vinhomes lãi hơn 35.000 tỷ đồng
Vinhomes đang tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với tầm nhìn chiến lược và cam kết kiên định về chất lượng và đổi mới.
Vincom Retail lãi ròng hơn 4.000 tỷ đồng
Song song với việc mở rộng quy mô, Vincom Retail tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trung tâm thương mại hiện hữu.
Bất động sản nhà ở 2025 tiếp tục tăng giá
Chung cư, biệt thự, liền kề, đất nền được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025 do quỹ đất khan hiếm, chi phí đầu tư, đất đai tăng mạnh.
Thêm 422 biệt thự, nhà phố ở Aqua City được mua bán
422 căn biệt thư, nhà phố thuộc khu đô thị Aqua City của Novaland vừa được xác nhận đủ điều kiện mua bán.