Hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8
Số liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Cục đăng ký doanh nghiệp, trong tháng 10 năm 2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.158 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 119.238 tỷ đồng, tăng 29,6% về số doanh nghiệp và tăng 48,0% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 10 đạt 10,7 tỷ đồng, tăng 14,2% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 là 89.967 lao động, tăng 40,5% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10 trên cả nước là 1.329 doanh nghiệp, giảm 31,7% so với tháng 9/2017.
So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 10 với tháng 9/2017 tại biểu đồ trên cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 2.550 doanh nghiệp, tăng 63,0%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm 48,1%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 7,7%.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 127.890 doanh nghiệp, trong đó: có hơn 82% doanh nghiệp thành lập mới và gần 18% doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong 10 tháng qua là 2.436.447 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chiếm 42% và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn chiếm 58% với 29.525 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.
Doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng đầu năm 2017 đã tăng 14,6% về số lượng và tăng 43,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt 9,7 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng qua là 976.420 lao động, giảm 8,0% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê tại Bảng 1, khi phân loại theo quy mô vốn đăng ký cho thấy trong 10 tháng đầu năm tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 10-20 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 34,4% với 4.913 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 20-50 tỷ đồng có 2.593 doanh nghiệp, tăng 28,2%; trên 100 tỷ đồng có 1.199 doanh nghiệp, tăng 27,7%; từ 0-10 tỷ đồng có 95.385 doanh nghiệp, tăng 13,3% và từ 50-100 tỷ đồng có 1.035 doanh nghiệp, tăng 9,3%. Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 90,7% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.
Số liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Con số doanh nghiệp mới ra đời cao gần gấp đôi số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh.
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.